8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng về sự phát triển của tập thể sư phạm tại các trường TH
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Đội ngũ CB, GV, NV của các nhà trường thực hiện khảo sát hiện nay tương đối đầy đủ về số lượng và ngày càng trẻ hóa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đội ngũ CBQL được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn, đúng quy trình, quy định của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác và tâm huyết với nhiệm vụ được giao, được sự tín nhiệm cao trong quần chúng. Công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng đội ngũ được cấp ủy chi bộ, lãnh đạo đơn vị quan tâm thực hiện hàng năm theo đúng quy định, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cán bộ phù hợp với điều kiện thực tế.
Đội ngũ GV ở các trường TH thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đa số là lực lượng trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi để lực lượng trẻ vừa có điều kiện học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp vừa có thời gian để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng và gắn bó với tập thể. Bên cạnh đó là đội ngũ NV có nghiệp vụ, có kinh nghiêm, nhiệt tình với công việc, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn các yêu cầu hoạt động của nhà trường.
Sự thống nhất về tư tưởng và hành động của các thành viên trong tập thể là tiền đề vô cùng quan trọng để xây dựng bất kỳ tập thể nào trở thành vững mạnh.
Để xây dựng TTSP trở thành tập thể vững mạnh trong nhà trường thì trước hết và trên hết lãnh đạo cần phải đặc biệt quan tâm đến sự thống nhất về tư tưởng và hành động cúa các thành viên trong tập thể của mình. Chính sự thống nhất đó tạo nên những hệ giá trị chung cho tập thể, giúp tập thể có định hướng tốt trong quá trình hoạt động. Mặt khác, mỗi thành viên trong tập thể là một mắt xích quan trọng tạo nên những thành công của tập thể, khi các mắt xích đó có sự kết nối chặt chẽ, sự phối hợp nhịp nhàng thì guồng máy sẽ hoạt động hiệu quả.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 226 CB, GV, NV về trình độ phát triển của tập thể đang công tác. Kết quả được trình bày ở bảng 2.2:
Bảng 2.2. Đánh giá của đội ngũ CB, GV, NV về trình độ phát triển của tập thể
STT Nội dung khảo
sát Phương án Số lượng chọn theo phương án Tỷ lệ (%) 1 Mức độ gắn kết của cá nhân quý Thầy
(Cô/Anh/Chị) với tập thể đơn vị đang công tác ?
Tôi thấy mình thực sự là một thành viên không thể thiếu trong tập thể.
40 17.8
Tôi đã là một thành viên thực sự
trong tập thể. 171 76.1
Tôi chưa sẵn sàng là thành viên
của tập thể này. 10 4.4
Tôi không muốn là thành viên
của tập thể này. 5 1.7 2 Theo nhận xét của bản thân, tập thể đơn vị nơi Thầy (Cô/Anh/Chị) sinh hoạt, công tác đang ở giai
Ở giai đoạn hình thành (các thành viên còn rời rạc, chưa tích cực).
17 7.8
Giai đoạn tập thể đã hình thành (xuất hiện nhóm thành viên tích cực).
65 28.9
đoạn phát triển nào?
(đa số các thành viên đều tích cực).
Giai đoạn tổng hợp bậc cao (tập thể là một khối thống nhất thực sự). 61 26.7 3 Bầu không khí tâm lý ở đơn vị quý Thầy (Cô/Anh/Chị) công tác?
Thân thiện, hòa đồng, giúp bản
thân yên tâm làm việc; 136 60
Bình thường, không có gì đặc
biệt. 74 32.8
Lo lắng, buồn phiền, làm bản
thân ngại tiếp xúc, ngại trao đổi. 11 5 Rất buồn tẻ, thiếu thân thiện,
mọi người không tin cậy lẫn nhau. 5 2.2 4 Cảm nhận của quý Thầy (Cô/Anh/Chị) về sự quan tâm của tập thể đơn vị đối với sự tiến bộ của bản thân?
Tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân tình của đồng nghiệp vì tiến bộ của mình.
165 73.3
Tôi có nhận được sự giúp đỡ nhưng chưa thực sự chân tình, thường xuyên.
54 23.9
Tôi chỉ nhận được sự chỉ trích, phê bình mà thiếu cảm thông từ đồng nghiệp.
5 2.2
Tôi không nhận được sự giúp đỡ
nào từ đồng nghiệp. 2 0.6
Về nhận định mức độ gắn kết của cá nhân đối với tập thể: Có gần 94% đánh giá cá nhân có sự gắn kết với tập thể cho thấy, sự đoàn kết và thống nhất cao trong tập thể và cũng sẽ thuận lợi trong việc xây dựng TTSP.
Về trình độ phát triển của tập thể sư phạm: Kết quả khảo sát cho thấy, trình độ phát triển của các TTSP đang phân hóa ở nhiều mức độ, phản ánh đúng thực tại khách quan. Có 36.7% ý kiến nhận định tập thể ở giai đoạn phát triển với đa số các thành viên đểu tích cực nhưng cũng có 7.8% nhận định tập thể đang ở giai đoạn hình thành với các thành viên còn rời rạc, chưa tích cực.
Chính vì vậy, nhà quản lý cần phải quan tâm tổ chức các hoạt động để giúp các thành viên trong tập thể hiểu nhau hơn, phát huy được vai trò của các
thành viên tích cực, biết dựa vào họ để động viên, thu hút nhằm phát triển thêm các thành viên tích cực, đồng thời đối với các thành viên có những biểu hiện tiêu cực trong tập thể thì các nhà quản lý cần có thái độ kiên quyết và tạo điều kiện cho họ thay đổi thái độ theo hướng tích cực, góp phần xây dựng tập thể ngày càng tiến bộ.
Về bầu không khí và mức độ gắn kết giữa các thành viên trong tập thể:
Có gần 93% ý kiến đánh giá tập thể có bầu không khí tâm lý, mức độ gắn kết, sự giúp đỡ nhau đó là con số cho thấy người quản lý đã thuận lợi cho công tác xây dựng tập thể.
Về sự cảm nhận của cá nhân về sự quan tâm của tập thể đơn vị đối với sự tiến bộ của bản thân: Có 73,3% ý kiến đánh giá nhận được sự giủp đỡ chân tình của đồng nghiệp vì sự tiến bộ của mình và chỉ có 0,6% không nhận được sự giúp đỡ nào từ đồng nghiệp nên đó là vấn đề nhà quản lý cần chú ý để điều chỉnh nhằm tạo nên sự gắn kết cần thiết. Tập thể thực sự vững mạnh khi các thành viên đoàn kết nhận sự giúp đỡ và sự hỗ trợ từ các thành viên với nhau trong tập thể.