8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Nội dung quản lý xây dựng TTSP ở trường TH
1.5.2.1. Công tác lập kế hoạch xây dựng TTSP
Lập kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý, V.I Leenin đã từng ví “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc” trong quá trình thực hiện. Phát huy được yếu tố tích cực của TTSP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của nhà trường. Vì thế, đây là nhiệm vụ hàng đầu của hiệu trường. Nhiệm vụ này cần phải tiến hành theo một kế hoạch lâu dài nhưng đòi hỏi thường xuyên và đồng bộ.
Kế hoạch là căn cứ pháp lý, là lộ trình phải vạch sẵn cần phải có để xây dựng TTSP. Lập kế hoạch xây dựng TTSP cần thực hiện tuần tự các bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng của TTSP trong những năm qua, tìm hiểu về môi trường của địa phương. Nghiên cứu định hướng phát triển của ngành từ trung ương đến địa phương. Thu thập đầy đủ các văn bản pháp lý. Từ những thông tin đó, xác định được những thuận lợi, khó khăn cơ bản và xác định mục tiêu kế hoạch xây dựng TTSP cho nhà trường.
Bước 2: Dự thảo kế hoạch
Khi lập dự thảo kế hoạch cần đánh giá đúng tình hình của TTSP: Cơ cấu và số lượng đội ngũ CBGV-NV, nhận định được mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức và nguyên nhân của chúng; nhận định chính xác các mặt thuận lợi - khó khăn.
Xác định nhiệm vụ của việc xây dựng TTSP xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, thực tiễn của địa phương và cùa ngành. Nhiệm vụ phải chỉ ra được: Các chỉ tiêu về số lượng, về các tiêu chí, chỉ số chất lượng, chỉ số kinh phí (phải được lượng hóa) và thời gian thực hiện.
Cụ thể, phải tìm hiểu tình hình TTSP về các mặt rút ra kết luận về TTSP; Đánh giá TTSP đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển của nó.
Từ những thực tiễn đó, xác định những nhiệm vụ chủ yếu, các mục tiêu ưu tiên, các mục tiêu phụ và điều kiện cần thiết.
Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy trong TTSP. Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, tạo dư luận lành mạnh; Xây dựng ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm cao đối vói bản thân và công việc tập thể; Xây dựng viễn cảnh tương lai và kế hoạch chiến lược của nhà trường; Xây dựng hệ thống các chuẩn mực, giá trị cốt lõi của tập thể; Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động sư phạm của cán bộ, giáo viên, nhân viên; Xây dựng các chuẩn để đo đạc và đánh giá kết quả.
Bước3: Lấy ý kiến của tập thể
Quá trình thu thập thêm thông tin, khai thác trí tuệ tập thể và thăm dò thái độ đồng tình ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên với nội dung của kế hoạch. Tiến trình thực hiện giai đoạn này gồm các công việc phải làm: Thông qua cấp ủy đảng; Thông qua liên tịch (BGH, Công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng, trưởng ban); Đưa về các tổ để lấy ý kiến đóng góp; Thông qua hội nghị công nhân viên chức.
Bước 4: Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch
Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưỏng thông qua kế hoạch trong TTSP, báo cáo lên cấp trên và tiến hành tổ chức thực hiện.
1.5.2.2. Công tác tổ chức xây dựng TTSP
Để tổ chức xây dựng TTSP cần phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các thành viên hay các bộ phận trong nhà trường thực hiện một cách thuận lợi, khoa học và hợp logic. Triển khai việc bố trí nhân lực, tài lực, vật lực.
Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận. Theo dõi đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần.
Để tổ chức xây dựng TTSP cần phải nâng cao nhận thức cho CBGV - NV về tầm quan trọng của TTSP đối với sự phát triển của nhà trường đến tất cả các thành viên. Tạo niềm tin cho các thành viên trong tập thể về viễn cảnh tương lai của nhà trường; Lựa chọn nhân sự, phân công nhiệm vụ thật phù hợp với năng lực, sở trường của từng người, tránh tình trạng áp đặt hoặc phân công theo số lượng; Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong công việc và tạo sự gắn kết của mọi người với tập thể; Tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, đoàn thể trong xã hội về công tác xây dựng TTSP. Tạo sự đồng thuận và huy động các nguồn lực để thực hiện.
1.5.2.3. Công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng TTSP
Kế hoạch đặt ra mới chỉ là bước đầu, để kế hoạch trở thành hiện thực và đạt kết quả như mong muốn. Hiệu trưởng phải biết triển khai kế hoạch với tư duy linh hoạt, mềm dẻo, đưa ra những quyết định đúng đắn trước mọi hoàn cảnh biến đổi và phức tạp của môi trường xã hội. Trong công tác xây dựng TTSP hiệu trưởng cần quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời rà soát và sắp xếp đội ngũ cán bộ chủ chốt phù hợp với năng lực sở trường từng người và điều chỉnh cơ chế hoạt động cho từng tổ chức và cơ chế hoạt động của nhà trường.
Hiệu trưởng xác định các nội dung mà mỗi cá nhân, tổ chức phải thực hiện và đạt được để có bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể. Chỉ đạo điều chỉnh và định hướng lành mạnh cho các luồng dư luận.
Hệ thống chuẩn mực và các giá trị cốt lõi của TTSP phải được xây dựng bằng chính TTSP đó, được các thành viên thừa nhận và thực hiện. Hiệu trưởng phải tập trung trí tuệ của tập thể để thực hiện.
Ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực của mỗi thành viên trong TTSP có vai trò quyết định trong công tác xây dựng TTSP, vì thế hiệu trưởng phải luôn đề cao và tập trung xây dựng.
hoạch. Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ cho TTSP. Thực hiện tốt các hình thức động viên khuyến khích để các thành viên tích cực tham gia.
Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận tăng cường các điều kiện hoạt động cho TTSP, đặc biệt là công tác đầu tư thiết bị dạy học. Đồng thời, phải hết sức coi trọng công tác bảo dưỡng, duy tu cho cơ sở vật chất nhà trường.
Định hướng cho các bộ phận, các cá nhân xây dựng kế hoạch, nêu các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, dựa trên kế hoạch chung của nhà trường. Những sai lệch, thiếu sót và mâu thuẫn nảy sinh khi thực hiện mục tiêu hoạt động hiệu trưởng cần chú tâm phát hiện và giải quyết kịp thời.
Hiệu trưởng thường xuyên động viên, khuyến khích mọi thành viên trong tập thể tham gia các hoạt động, Khi tổ chức các họat động chú ý phân công bố trí đủ số lượng và chất lượng nhân sự, ưu tiên cho phát huy năng lực sở trường của mỗi cá nhân.
1.5.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá việc xây dựng TTSP
Trong quản lý công tác xây dựng TTSP công tác kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra - đánh giá giúp hiệu trưởng thực hiện tốt việc ra quyết định quản lý.
Để thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá, hiệu trưởng các trường hết sức quan tâm và đầu tư nhiều công sức để tìm kiếm các giải pháp khoa học và phù hợp.
Trong quy trình kiểm tra - đánh giá cần chú trọng đến việc xây dựng nội dung và tiêu chí kiểm tra - đánh giá khoa học, khách quan, bám sát thực tế và thật cụ thể. Các tiêu chí đánh giá phải lượng hóa được, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện; Tạo điều kiện và yêu cầu mỗi cá nhân, bộ phận tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc được giao trước khi tập thể đánh giá; Thực hiện tốt công tác phối hợp các lực lượng trong kiểm tra - đánh giá. Thành
phần chính thông thường là hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các trưởng bộ phận. Tuy nhiên, hiệu trưởng cần mở rộng thành phần trong đội ngũ kiểm tra. Trong các phong trào nói chung và phong trào thi đua nói riêng cần bổ sung các giáo viên có kinh nghiệm và đại diện các đoàn thể trong nhà trường. Một số trường hợp nên có đại diện cha mẹ học sinh.
Tổ chức quán triệt cho lực lượng kiểm tra về mục đích, nội dung, hình thức và yêu cầu của mỗi lần kiểm tra đánh giá. Tổ chức phù hợp các hình thức kiểm tra - đánh giá đối với từng nội dung, từng đối tượng. Các hình thức thực hiện kiểm tra cần đa dạng, ví dụ như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất,…
Trong kiểm tra – đánh giá phải lưu ý đến các nguồn thông tin đáng tin cậy khác, có biện pháp ngăn ngừa hiện tượng đối phó, bảo đảm kết quả kiểm tra - đánh giá phản ánh thật chính xác mọi công việc. Sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá, phải tổ chức tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm, nêu giải pháp điều chỉnh các sai lệch.