8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống quy chế hoạt động
trong tập thể sư phạm
Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ trường TH, là người quyết định và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ chuyên môn, ... là các tổ chức chính thức có vai trò rất quan trọng trong công tác phát triển nhà trường và thực hiện mục tiêu giáo dục. Hiệu trưởng phải hoàn thiện các tổ chức này, đồng thời xây dựng qui chế hoạt động và phối hợp, tạo dựng sự thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trưòng. Trên cơ sở đó, tạo nên giá trị và sức mạnh của TTSP.
tưởng lẫn nhau. Giới thiệu các cá nhân tích cực, có năng lực phù hợp vào các vị trí chủ chốt cho các đoàn thể, tổ chức. Xác định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm cho từng người.
Xây dựng được mối quan hệ hợp tác trong quá trình hoạt động và quan hệ phối hợp với đoàn thể trong nhà trường một cách phù hợp. Tạo điều kiện phát huy tốt vai trò của từng người, từng bộ phận, từng tổ chức trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.
Quy chế hoạt động giúp tổ chức tạo được một hệ thống pháp quy vĩ mô, tạo ra nội lực mạnh mẽ, thúc đẩy tổ chức phát triển.
Nhà trường cần xây dựng một hệ thống quy chế hoàn thiện, đề ra các nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc quản lý nội bộ để tránh sự chồng chéo trong quản lý, đảm bảo cho mọi hoạt động cùa đơn vị vận hành một cách nhịp nhàng, hiệu quả.
Quy chế trong nhà trường phải rõ ràng cụ thể. Phải được xây dựng qui chế một cách có hệ thống, từ những quy định chung cho toàn thể nhà trường, các bộ phận riêng và đến các cá nhân trực thuộc từng bộ phận. Điều này giúp cho mỗi cá nhân biết được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân trong tập thể là gì? Điều gì được phép làm? Điều gì không được phép làm? Trách nhiệm và quyền hạn ra sao?... Tránh tình trạng mơ hồ về nhận thức trách nhiệm và quyền hạn. Đây được xem là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của tập thể, đánh giá tính tích cực của tập thể.
Hiện nay, các trường TH thường có các loại quy chế chủ yếu: Quy chế thi đua, khen thưởng; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp,...
Quy chế hoạt động phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật nhà nước, của cấp quản lý mà tổ chức trực thuộc và đặc điểm, đặc thù của đơn vị đó.