8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên của TTSP
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Tiếp tục thực hiện kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29–NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIV; Chỉ thị số 16/CT- TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bên cạnh việc khẳng định những thành tích đạt được; Nghị quyết đã chỉ rõ những hạn chế bất cập, yếu kém của giáo dục và đào tạo nước ta thời gian qua, trong đó có nêu rõ: “Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp được yêu cầu, thiếu qui hoạch phát triển trong thời kỳ mới” và khẳng định: “đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.
Theo đó, vấn đề nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên của TTSP hết sức quan trọng đối với công tác xây dựng TTSP. Để thực hiện đều đó cần tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong TTSP. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng quản lý, giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.
Vì vậy, phải tạo dựng được môi trường để mọi người thi đua học tập, rèn luyện; mọi thành viên đều hướng tới khát vọng hoàn thiện nhân cách của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biệp pháp
- Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về sự cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ.
Quán triệt các chủ trương bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, NV theo chu kỳ hoặc định kỳcủa Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT
Triển khai hướng dẫn, thực hiện tốt công tác đánh giá CBQL, GV, NV theo chuẩn. Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá theo chuẩn vào thực tế bằng cách lập hồ sơ minh chứng.
Tuyên truyền sâu rộng trong TTSP về tư tưởng học tập suốt đời, tư tưởng thời đại về học tập “Học để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định - Học để cùng chung sống”. Tạo động cơ đúng đắn, thái độ quyết tâm cao trong học tập bồi dưỡng, nhận thức sâu sắc sự tin yêu của học sinh, sự tôn trọng của tập thể qua kiến thức sâu rộng và nghiệp vụ vững vàng của người thầy.
- Xác định trọng tâm nội dung tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của CBQL, GV, NV
+ Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo cho TTSP
Mỗi thành viên trong TTSP ngày nay cần thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục cho học sinh, nâng cao nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đồng thời cần có tinh thần cách mạng trong đấu tranh phê bình và tự phê bình, biết nghiêm khắc đấu tranh bài trừ những tư tưởng lệch lạc chống lại chính sách của Đảng và nhà nước. Vì lẽ đó, cần quan tâm bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức và lý
luận, tạo niềm tin, lý tưởng với công cuộc đổi mới của đất nước cho đội ngũ giáo viên;
Mỗi nhà giáo đúng nghĩa phải là những con người đạo đức. Ngoài những chuẩn mực qui định, mỗi nhà giáo cần tu dưỡng, rèn luyện các phẩm chất về tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, khoan dung,… và nhất là lòng nhân ái- yêu thương học trò. Tình yêu thương học sinh làm nhà giáo có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, là động cơ tự giác nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng, trở thành niềm tin cho học sinh. Các phẩm chất cao quí đó của nhà giáo phải được rèn luyện, nuôi dưỡng, hòan thiện liên tục thông qua tập thể sư phạm, các chuẩn mực của TTSP.
+ Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tổ trưởng tạo cơ sở nâng cao chất lượng chuyên môn của TTSP. Đội ngũ tổ trưởng là cánh tay nối dài để hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác chuyên môn.
Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho đội ngũ GVCN là khâu cơ bản, quan trọng để quản lý và giáo dục học sinh. Những kỹ năng về quản lý học sinh, hoạt động tập thể, xử lý tình huống, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp cho học sinh…là những nội dung phải thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện cho đội ngũ GVCN.
Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm là nội dung quan trọng cho tất cả thành viên của TTSP. Mỗi thành viên phải luôn cập nhật kiến thức khoa học bộ môn, những đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; Nâng cao năng lực kiểm tra đánh giá học sinh theo yêu cầu mới.
+ Bồi dưỡng các năng lực bổ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học
Công nghệ thông tin là công cụ hiện đại, đã trở thành phương tiện thông dụng trong học tập, nghiên cứu và nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Cập nhật kiến thức về công nghệ thông tin là cập nhật kiến thức về nhiều lĩnh vực.
Ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu trong thời đại ngày nay-thời đại hội nhập toàn cầu; Là công cụ giúp tiếp cận, khai thác kiến thức, văn hóa nhân loại.
Sáng kiến nảy sinh tất yếu trong quá trình lao động sư phạm, việc đúc kết sáng kiến thành công trình khoa học để tích lũy, nhân rộng, phổ biến cần có qui trình khoa học. Kiến thức về nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến cần trang bị phổ biến đến tất cả mọi thành viên, tạo điều kiện phát huy sáng tạo.
- Xây dựng kế hoạch về chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
Căn cứ các yêu cầu đào tạo bồi dưỡng tổng thể hoặc từng giai đoạn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, căn cứ yêu cầu đáp ứng năng lực công tác của TTSP đối với mỗi cá nhân và tình hình thực tế nhà trường. Hiệu trưởng tổng hợp và triển khai đến toàn thể TTSP, yêu cầu các tổ chuyên môn thảo luận, xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng cho từng cá nhân và tập thể tổ chuyên môn. Hướng dẫn các tổ thực hiện cho các cá nhân đăng ký học nâng chuẩn, các nội dung học tập, bồi dưỡng chung cho tất cả các thành viên; Đặc biệt lưu ý công tác hỗ trợ nhau khi có thành viên tham gia học tập, bồi dưỡng. Ngoài các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo chương trình chung của phòng GD&ĐT, việc xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của nhà trường có vai trò hết sức quan trọng và thiết thực để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn- nghiệp vụ cho TTSP.
- Thực hiện công tác bồi dưỡng
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên đăng ký đào tạo- bồi dưỡng nâng chuẩn được ôn tập, tham gia thi. Thực hiện tốt chính sách của cho người đi học.
Lên kế hoạch và tạo điều cho CBQL, GV, NV tham gia đầy dủ các chương trình học tập bồi dưỡng về chính trị, thời sự theo định kỳ và không định kỳ của Đảng. Bố trí cho đảng viên luân phiên học các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp.
Tất cả tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm phải tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do phòng GD&ĐT tổ chức và phải đạt yêu cầu. Nhà trường có chế độ khen thưởng những thành viên có kết quả học tập cao và vận dụng đạt hiệu quả tốt.
Tổ chức GV tin học bồi dưỡng, cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho TTSP, chú trọng các nội dung ứng dụng thực tế vào soạn giảng bài dạy, thí nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặt ra yêu cầu tối thiểu về năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học cho mỗi thành viên.
Cử GV, NV tham gia đầy đủ các chương trình bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn, do phòng GD&ĐT hoặc các cơ sở bồi dưỡng tổ chức.
Các tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch và thực hiện các chuyên đề về chyên môn và nghiệp vụ trong từng học kỳ từng năm học, nội dung chuyên đề được phổ biến rộng rãi bằng tài liệu, bản tin, qua websize của nhà trường,
Tổ chức và thực hiện nghiêm túc các đợt hội giảng cấp tổ, cấp trường; bảo đảm tất cả các thành viên của tổ-nhóm chuyên môn đều được tham dự, chia sẻ, rút kinh nghiệm. Khuyến khích động viên các giáo viên giỏi của trưởng tham dự hội giảng các cấp.
Tăng cường đầu tư cho thư viện nhà trường, bảo đảm có đầy đủ sách, tư liệu tham khảo, các báo chí, tạp chí với nội dung và hình thức đa dạng. Đảm bảo GV có đủ tư liệu tra cứu khi cần thiết. Trang bị máy tính và nối mạng internet cho phòng đọc và các bộ phận chức năng. Khuyến khích mọi người tận dụng các cơ hội, phương tiện để tự bồi dưỡng.
Quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng, phát triển Đảng viên. Đa dạng các hình thức và nội dung sinh hoạt chi bộ Đảng, nâng cao vai trò chi bộ Đảng và chất lượng Đảng viên. Tổ chức khoa học, sát thực tế và có chất lượng công cuộc vận học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi thành viên trong TTSP đều phải có chương trình hành động cụ thể để học tập, làm theo và được đánh giá vào cuối học kỳ, cuối năm học.
Điều chỉnh nhận thức của CBGV-NV về công tác nghiên cứu khoa học là cách tốt để nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ. Viết sáng kiến phải nhằm mục đích phổ biến, trao đổi kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khoa học bộ môn hoặc các tình huống sư phạm. Công tác viết sáng kiến không những để phục vụ nghề nghiệp mà còn tạo ra sân chơi khoa học để trao đổi, học hỏi.
Bên cạnh công tác tư tưởng cần thực hiện việc trang bị cho CBQL, GV, NV phương pháp nghiên cứu khoa học, gợi ý những đề tài mà GV có thể nghiên cứu. Đưa công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến trở thành hoạt động thường xuyên phổ biến.
Tận dụng tốt websize của trường để cho các câu lạc bộ bộ môn hoạt động; Các thành viên công khai sáng kiến của mình vừa để giúp tập thể vận dụng vừa trao đổi để hoàn thiện đề tài mình tâm đắc.