Xây dựng bầu không khí; môi trường làm việc trong TTSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Xây dựng bầu không khí; môi trường làm việc trong TTSP

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Bầu không khí tập thể là trạng thái tâm lý phản ánh tính chất, nội dung, xu hướng tâm lý của các thành viên trong tập thể đó. Bầu không khí tập thể có tác dụng rất nhiều đến các mối quan hệ trong tập thể và ngược lại, các mối quan hệ trong tập thể và các dư luận tạo ra bầu không khí tập thể.

Một tập thể có bầu không khí tích cực, thân mật, cởi mở và có các luồng dư luận lành mạnh sẽ tạo tâm trạng phấn khởi, yêu đời, yêu nghề, say mê công việc cho mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, tạo sự đoàn kết cao trong nội bộ tập thể. Ngược lại bầu không khí căng thẳng, tẻ nhạt sẽ làm cho con người ở đó cảm thấy ngột ngạt, các dư luận sẽ thiếu lành mạnh, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển; khó hình thành các mối quan hệ thân thiện, mức độ gắn kết giữa các cá nhân với

cá nhân, cá nhân với tập thể thấp, tính tích cực trong công việc và năng suất lao động giảm.

Bầu không khí tâm lý tích cực với các dư luận lành mạnh trong tập thể là nguồn gốc của sức mạnh to lớn của tập thể. Nó cho phép tập thể đó giải quyết được những nhiệm vụ lớn lao mà nhiều cá nhân không làm được, đồng thời nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cá nhân, tạo điều kiện để cá nhân có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cho tất cả các thành viên để thấm nhuần việc xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực là nhiệm vụ của mỗi người từ CBQL đến GV, NV; Là vấn đề cốt lõi của công tác xây dựng tập thể. Bầu không khí tâm lý của tập thể chỉ thực sự lành mạnh khi các cá nhân đề cao các giá trị đạo đức lối sống, biết yêu thương đùm bọc, chia sẻ với nhau, xem nhà trường là ngôi nhà thứ hai của mình.

Xây dựng khối đoàn kết, đồng thuận trong TTSP, giải quyết tốt các mâu thuẫn phát sinh. Khi xây dựng các chủ trương, biện pháp của nhà trường phải đáp ứng được lợi ích của CBQL, GV, NV gắn quyền lợi với trách nhiệm, lợi ích của cá nhân với nghĩa vụ và phải luôn coi trọng lợi ích của tập thể. Công tác bố trí nhân sự phải đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường; Khen thưởng kỷ luật, kiểm tra đánh giá phải kịp thời, khách quan, dựa trên những quy chế, quy định đề ra, đảm bảo sự đồng thuận cao trong tập thể.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV, NV bàn bạc dân chủ các chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường và nhất là các qui chế, các tiêu chí đánh giá thi đua làm cho mọi người thấy được vị trí, vai trò trách nhiệm của mình trong tập thể. Trân trọng ghi nhận các đóng góp của cá nhân cho tập thể để khuyến khích mọi người hết sức, hết lòng xây dựng TTSP. Chú ý đề

cao sự chấp hành kỷ luật, khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, lợi dụng dân chủ để gây rối trong tập thể.

Chú trọng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể: Cần phải nêu cao tính tích cực của các mối quan hệ lành mạnh, chí công, vô tư. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng tập thể. Nó tạo nên tình đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ giữa các cá nhân, là nguồn gốc của sự gắn kết, hợp tác trong thực thi các công việc được giao và ngăn chặn các xung đột trong tập thể.

Nếu có xung đột xảy ra thì kết hợp với ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng chuyên môn tìm hiểu, phân tích được thực trạng nguyên nhân cuộc xung đột; nhanh chóng giải quyết một cách linh hoạt, mềm dẻo, khách quan; chú ý sử dụng dư luận lành mạnh của tập thể để giải quyết vấn đề.

Xây dựng cho tập thể ý thức phê và tự phê trên tinh thần xây dựng, cầu tiến. Hiệu trưởng là người tiên phong trong công tác này. Phê bình phải trung thực nhưng hết sức khéo léo, làm sao cho người vi phạm thấy được bản thân đã có lỗi, biết tự trách mình và có ý thức khắc phục. Hiệu trưởng trước khi phê bình phải biết khen cộng sự; nên thường xuyên quan tâm đến tất cả thành viên của tập thể để tìm hiểu những ưu điểm của họ mà thành thật khen ngợi. Muốn phê bình có hiệu quả, hiệu trưởng phải thật sự cầu thị, là người gương mẫu trong lối sống, công tác; biết tôn trọng và thể hiện sự tôn trọng với mọi người. Đối xử bình đẳng, trách nhiệm và hài hòa trong tập thể. Biết lắng nghe dư luận của quần chúng để phán đoán giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, thắc mắc của các cá nhân.

Cần hết sức quan tâm đến định hướng, điều khiển các hiện tượng tâm lý trong tập thể theo hướng tích cực. Dư luận trong tập thể là một hiện tượng tâm lý khá phức tạp, là sự phán xét, đánh gíá; biểu thị thái độ của các thành viên đối với những sự kiện, hiện tượng xảy ra có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của họ. Cần chú trọng định hướng dư luận theo hướng tích cực bằng cách

mở rộng các cổng thông tin chính thức; thực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở; nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt; Thường xuyên tôn vinh các giá trị đạo đức, giúp phát triển các luồng dư luận lành mạnh. Cần quan tâm đến dư luận không chính thức kịp thời ngăn chặn và dập tắt những tin đồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xây dựng tập thể sư phạm ở các trường tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)