Thời điểm bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)

lợi ích của các bên trong hợp đồng và cả người thứ ba. Vì vậy, pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng về phương thức giải quyết khi tranh chấp xảy ra là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, pháp luật ghi nhận phù hợp và bao quát thực tiễn sẽ góp phần làm giảm tranh chấp giữa bên. Và nếu cần phải nhờ đến cơ quan tài phán thì quy định pháp luật là cơ sở vững chắc để cơ quan tài phán áp dụng trong phán quyết của mình, nhằm đảm bảo thỏa thuận, giao ước ban đầu giữa các bên được tôn trọng, giúp phán quyết của cơ quan tài phán được thấu tình, đạt lý.

1.2. Xác định việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện

1.2.1. Thời điểm bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho tặng cho

Pháp luật quy định các bên có thể tự thỏa thuận về nội dung của điều kiện tặng cho trên cơ sở không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Đồng thời, các bên cũng tự thỏa thuận về thời điểm bên được tặng cho thực hiện điều kiện là trước hoặc sau khi tặng cho. Như vậy, bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho có thể xảy ra trước hoặc sau khi tặng cho. “Khi tặng cho” là mốc thời gian quan trọng, là cơ sở xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thực hiện điều kiện của bên được tặng cho. Tuy nhiên, thời điểm “khi tặng cho” là thời điểm nào thì văn bản hiện nay chưa thực sự rõ ràng. Thời điểm “khi tặng cho” theo quy định tại Điều 462 BLDS năm 2015 cần được xác định, làm rõ mối quan hệ của thời điểm này với thời điểm hợp đồng tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực và với việc thực hiện điều kiện tặng cho trong hợp đồng.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện.

Hiện nay BLDS năm 2015 không có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho có điều kiện là trường hợp đặc biệt của hợp đồng tặng cho nên theo nguyên tắc sẽ áp dụng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản nói chung.

Theo quy định chung về hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên có nghĩa vụ thực hiện những nội dung mà mình đã cam kết, các bên không được đơn

phương thay đổi hoặc hủy bỏ cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Và hiệu lực của hợp đồng tặng cho là một trong những trường hợp mà luật có quy định khác. Cụ thể:

- Đối với hiệu lực của hợp đồng tặng cho động sản, BLDS năm 2015 quy định tại Điều 458 như sau: Nếu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; Nếu động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Pháp luật cho phép các bên được thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Tuy nhiên, phạm vi của sự thỏa thuận này vẫn phải đảm bảo nguyên tắc không trái hay vi phạm các quy định của luật. Theo tác giả, các bên được phép thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực vào một thời điểm khác với thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, tuy nhiên thời điểm này vẫn phải xảy ra sau thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản.

- Đối với hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản, BLDS năm 2015 quy định tại Điều 459 như sau: Nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản; Nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Xác định mốc thời điểm “khi tặng cho”.

Có quan điểm cho rằng “khi tặng cho” là thời điểm giao tài sản tặng cho: “Trường hợp bên tặng cho đưa ra điều kiện trước khi giao tài sản hoặc sau khi giao tài sản thì điều kiện đó phải có thể thực hiện được và không trái với pháp luật, đạo đức xã hội”10. Theo quan điểm khác thì đây là thời điểm nhận tài sản tặng cho: “Điều kiện tặng cho được hiểu là một hoặc nhiều nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho”11. Lấy mốc thời điểm nhận

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)