Lê Minh Hùng, tlđd (15), tr 144.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

19 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật

khuôn khổ pháp luật thì điều này cũng được chấp nhận. Tóm lại, khi xác lập hợp đồng tặng cho có điều kiện, các bên mong muốn hợp đồng được thực hiện đúng với ý chí ban đầu và việc điều kiện tặng cho không được thực hiện không phải là điều các bên mong muốn. Do đó, vận dụng biện pháp theo hướng tạo điều kiện cho các bên đạt được sự mong đợi khi giao kết hợp đồng nên được ưu tiên. Tuy nhiên, biện pháp này không nên được áp dụng tuyệt đối hóa mà cần xem xét cân nhắc đến những ngoại lệ đặc trưng để cân bằng, bảo vệ tốt quyền và lợi ích của các chủ thể.

1.3.2. Đòi lại tài sản tặng cho

Biện pháp buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện có ưu điểm là giúp hợp đồng do các bên xác lập được tôn trọng và thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bên tặng cho cũng áp dụng biện pháp này, hoặc dù áp dụng thì cũng không mang lại hiệu quả mong đợi. Do đó, pháp luật dự liệu những biện pháp khác để xử lý tình trạng bên được tặng cho không thực hiện điều kiện. Cụ thể tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 quy định bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ. Trên thực tế, đây là biện pháp được bên tặng cho áp dụng nhiều nhất khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện. Điều kiện tặng cho là cơ sở để đánh giá bên được tặng cho xứng đáng trở thành chủ sở hữu tài sản tặng cho, nếu bên được tặng cho không thực hiện điều kiện này thì tất yếu không thể trở thành chủ sở hữu tài sản và phải trả lại tài sản cho bên tặng cho. Vì vậy, pháp luật dân sự quy định bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản tặng cho là hợp lý.

Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại các quan điểm khác nhau về cơ chế để bên tặng cho đòi lại tài sản đã tặng cho. BLDS hiện hành chỉ quy định trường hợp sau khi tặng cho nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ thì bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. “Vấn đề là cơ chế nào để đòi lại tài sản? Bên tặng cho có thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng không (nếu không có thoả thuận về điều kiện huỷ bỏ)?”20. Xung quanh vấn đề này tồn tại các quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất: Quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho xuất phát từ lý

do hợp đồng tặng cho có điều kiện chưa phát sinh hiệu lực pháp luật nhưng các bên

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)