Nguyễn Hải An (2012), Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, tr 268.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 72)

thường thiệt hại. Và sự kiện bất khả kháng diễn ra là một trong các trường hợp mà bên được tặng cho không có lỗi khi không thực hiện điều kiện tặng cho.

Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 không ghi nhận rõ ràng về cơ chế pháp lý để bên tặng cho đòi lại tài sản tặng cho, nhưng về bản chất đây chính là kết quả của việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho. Trong trường hợp bên được tặng cho không thực hiện được điều kiện do sự kiện bất khả kháng thì bên được tặng cho có được miễn trách nhiệm trả lại tài sản tặng cho hay không? Để trả lời câu hỏi này thì cần xác định bên tặng cho có được áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hay không? Điều 351 BLDS năm 2015 có ghi nhận về miễn trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nội hàm của “trách nhiệm dân sự” thì dường như hủy bỏ hợp đồng không phải là một loại trách nhiệm dân sự, bởi lẽ BLDS không ghi nhận hủy bỏ hợp đồng trong phần “Trách nhiệm dân sự” (từ Điều 351 đên Điều 364), mà hủy bỏ hợp đồng là biện pháp được quy định tại phần “Chấm dứt hợp đồng”73. Mặt khác, khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 chỉ đề cập đến miễn trách nhiệm dân sự nói chung mà không cho biết những loại trách nhiệm dân sự nào mà bên có nghĩa vụ được miễn. Do đó, có quan điểm hiểu rằng bên không thực hiện nghĩa vụ được miễn mọi trách nhiệm dân sự74. Mặc dù vậy, về bản chất thì các loại trách nhiệm dân sự và hủy bỏ hợp đồng đều là biện pháp để xử lý trường hợp bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho.

Hiện nay, pháp luật còn bỏ ngỏ về sự ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng đến khả năng bên tặng cho được hủy bỏ hợp đồng tặng cho có điều kiện và đòi lại tài sản tặng cho. Có tác giả đưa ra quan điểm: “Khi chủ thể trong hợp đồng không đạt được mục đích do hợp đồng không được thực hiện đúng thì cần phải chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng cho dù việc không thực hiện đúng này xuất phát từ những tình huống mà pháp luật quy định miễn trách nhiệm cho người vi phạm. Ở đây, pháp luật miễn trách nhiệm cho bên vi phạm là miễn trách nhiệm về vật chất và việc này không liên quan đến hủy bỏ hợp đồng”75. Tác giả đồng tình với quan điểm này, nếu bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do sự kiện bất khả kháng thì theo

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)