Văn Đại, tlđd (25), tr 714.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 57)

Ở vụ việc được đề cập tại ví dụ số 04, Tòa án đã không tuyên hủy bỏ hợp đồng mà theo hướng thay thế điều kiện tặng cho. Hướng xử lý này không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015. Tuy nhiên cách giải quyết này là hài hòa và rất giống với quy định tại BLDS Pháp. Cụ thể BLDS Pháp có quy định về việc Tòa án được quyền thay thế nghĩa vụ tại Điều 900-2 như sau: “Người được hưởng tài sản theo chứng thư tặng cho có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại những điều kiện và nghĩa vụ kèm theo mà họ đã chấp nhận nếu do hoàn cảnh thay đổi, việc thực hiện các điều kiện và nghĩa vụ đó trở nên đặc biệt khó khăn hoặc gây thiệt

hại nghiêm trọng cho họ”. Và theo Điều 900-4, “thẩm phán thụ lý đơn xin xem xét

lại điều kiện có thể, tùy từng trường hợp chủ động giảm bớt số lượng hoặc kỳ hạn của điều kiện hoặc nghĩa vụ hoặc thay đổi điều kiện hoặc nghĩa vụ trên cơ sở căn cứ vào ý định của người định đoạt tài sản hoặc tập trung những đối tượng đó cùng với những đối tượng phát sinh từ các tặng cho hoặc di tặng khác”.

Theo tác giả, BLDS năm 2015 có thể xem xét áp dụng kinh nghiệm này từ BLDS Pháp. Bởi lẽ, trong thực tế sẽ có những trường hợp bên được tặng cho đã gần như hoàn thành nghĩa vụ là điều kiện tặng cho, mức độ không thực hiện nghĩa vụ của bên được tặng cho là không đáng kể và nguyên nhân dẫn đến việc không tiếp tục thực hiện điều kiện có thể là do mâu thuẫn nhỏ, hoặc hoàn cảnh thay đổi khiến việc tiếp tục thực hiện điều kiện trở nên khó khăn. Những trường hợp như vậy, Tòa án có thể xem xét để thay thế phạm vi, mức độ, nội dung của điều kiện tặng cho.

Kiến nghị thứ hai

Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho thực hiện được một phần nghĩa vụ là tương đối phức tạp. Pháp luật cần có những hướng giải quyết để bao quát thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể. Vì vậy, tác giả kiến nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn trường hợp này. Cụ thể, trong trường hợp bên được tặng cho đã thực hiện được một phần nghĩa vụ là điều kiện tặng cho thì nguyên tắc là hủy bỏ hợp đồng, bên được tặng cho phải trả lại toàn bộ tài sản và bên tặng cho thanh toán chi phí hợp lý mà bên được tặng cho đã bỏ ra để thực hiện một phần điều kiện. Tuy nhiên, cần quy định các ngoại lệ sau:

(i) Nếu bên được tặng cho đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ là điều kiện tặng cho, nhưng vì khả năng thực tế hay những nguyên nhân không do lỗi

của bên được tặng cho mà bên được tặng cho không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, thì xem xét chỉ hủy bỏ một phần hợp đồng tặng cho, công nhận cho bên được tặng cho là chủ sở hữu một phần tài sản tương ứng phần nghĩa vụ đã được thực hiện và chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho.

(ii) Đối với những trường hợp đặc biệt, do hoàn cảnh thay đổi, việc thực hiện điều kiện trở nên đặc biệt khó khăn hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho bên được tặng cho thì có thể áp dụng theo hướng thay thế điều kiện tặng cho.

2.3. Đánh giá yếu tố lỗi của bên tặng cho trong việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho để giải quyết hậu quả pháp lý nghĩa vụ là điều kiện tặng cho để giải quyết hậu quả pháp lý

BLDS năm 2015 quy định sau khi tặng cho nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quy định này là hợp lý trong trường hợp bên được tặng cho cố ý không thực hiện nghĩa vụ khiến bên tặng cho không đạt được lợi ích mong muốn khi xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế nguyên nhân dẫn đến bên được tặng cho không thực hiện điều kiện là đa dạng, một trong số đó là trường hợp bên tặng cho cản trở khiến bên được tặng cho không thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu hiểu đơn giản theo quy định tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 thì chỉ cần bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là bên tặng cho đều có quyền đòi lại tài sản mà không cần phải xem xét đến lý do, yếu tố lỗi dẫn đến việc điều kiện tặng cho không được thực hiện.

Có tác giả cho rằng, nếu bên nhận tặng cho không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều kiện đã được bên tặng cho đề ra thì trong mọi trường hợp bên được tặng cho phải trả lại tài sản cho bên tặng cho51. Theo tác giả, quan điểm trên sẽ không hợp lý nếu áp dụng trong trường hợp điều kiện tặng cho không được thực hiện do bên tặng cho hoàn toàn có lỗi. Hướng xử lý này sẽ cổ súy cho việc bên tặng cho cố tình cản trở để bên được tặng cho không thực hiện điều kiện nhằm đòi lại tài sản tặng cho. Đặc biệt là đối với trường hợp việc thực hiện điều kiện phụ thuộc vào sự hợp tác của bên tặng cho, thì có khả năng xảy ra tình huống sau khi tặng cho bên tặng cho không muốn tặng cho nữa nên họ cố tình gây khó khăn để

51 Lê Hà Huy Phát (2012), “Thực trạng tặng cho quyền sử dụng đất tại Việt Nam – Những vấn đề khó khăn,

vướng mắc và hướng hoàn thiện”, Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất, Nxb.

bên được tặng cho không thực hiện được điều kiện tặng cho52. Mặc dù khi nhận lại tài sản tặng cho, bên tặng cho phải thanh toán giá trị tài sản, chi phí mà bên được tặng cho đã bỏ ra để thực hiện điều kiện hoặc đã đầu tư thêm vào tài sản tặng cho. Nhưng khi tài sản tặng cho là những tài sản có giá trị cao (đặc biệt là bất động sản) thì việc được lấy lại tài sản mang nhiều lợi thế hơn cho bên tặng cho, cũng như xét về tính ổn định của giao dịch và nguyên tắc tuân thủ hợp đồng thì điều này gây ra sự bất công đối với bên được tặng cho.

Điều 462 BLDS năm 2015 không đề cập đến trường hợp bên tặng cho có lỗi dẫn đến bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, BLDS có quy định chung tại phần trách nhiệm dân sự đề cập đến trường hợp bên có quyền hoàn toàn có lỗi dẫn đến nghĩa vụ không thực hiện được tại khoản 3 Điều 351 BLDS năm 2015. Theo đó, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Đây là quy định chung về trách nhiệm dân sự và có thể được áp dụng đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện.

Trong thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn đánh giá yếu tố lỗi của bên tặng cho trong việc điều kiện tặng cho không được thực hiện và đối với hậu quả của việc tặng cho. Trong trường hợp bên tặng cho hoàn toàn có lỗi dẫn đến bên được tặng cho không thực hiện được nghĩa vụ của mình, Tòa án theo hướng xác định bên được tặng cho không vi phạm điều kiện tặng cho, từ đó không chấp nhận yêu cầu hủy bỏ hợp đồng tặng cho để đòi lại tài sản từ bên tặng cho. Hướng giải quyết này thể hiện qua vụ việc sau đây:

Ví dụ 05: Vụ việc tại Bản án số 147/2020/DS-ST ngày 17/12/2020 của

TAND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau53.

Nội dung: Bà O tặng cho quyền sử dụng đất cho anh T với điều kiện anh T có nghĩa vụ nuôi dưỡng bà O và bà P suốt đời. Sau đó bà O và bà P về sống chung với vợ chồng anh T. Trong quá trình chung sống giữa hai bên phát sinh mâu thuẫn nên bà O và bà P ra sống riêng. Với lý do đó, bà O khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng giữa bà và anh T, buộc anh T trả lại quyền sử dụng đất cho bà. Tòa án nhận định: Tại phiên tòa bà O cho rằng trong quá trình chung sống vợ chồng anh T

52 Lê Thị Giang (2018), “Hoàn thiện pháp luật đối với trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều

kiện tặng cho khi bên tặng cho đã giao tài sản”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 01, tr. 49.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)