Lê Thị Giang, tlđd (26), tr 157.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 49)

41 Chính vì vậy có Tòa án đã nhận định rằng không có căn cứ hủy bỏ hợp đồng tặng cho có điều kiện vì hai

bên không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về việc hợp đồng sẽ bị hủy bỏ nếu bên được tặng cho không thực hiện điều kiện - Xem thêm: Ví dụ tại Phụ lục 03 của luận văn.

định phạm vi của điều kiện. Trên thực tế, điều kiện tặng cho thường là những điều kiện được thực hiện trong một khoảng thời gian dài và có những điều kiện dường như không thể xác định thời gian kết thúc. Chẳng hạn như cha mẹ tặng cho con cái, những người có quan hệ thân thích tặng cho nhau với điều kiện “phải phụng dưỡng, chăm sóc cho đến khi qua đời”, “thực hiện việc thờ cúng, chăm sóc mồ mả tổ tiên sau khi người tặng cho chết”… Đồng thời, việc thực hiện những loại điều kiện này lại có thể khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tại những địa phương khác nhau, tại từng gia đình khác nhau thì việc thực hiện điều kiện sẽ khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định bên được tặng cho đã thực hiện điều kiện hay chưa và mức độ thực hiện như thế nào là yếu tố cần thiết phải được xem xét khi giải quyết hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho.

BLDS năm 2015 quy định sau khi tặng cho, nếu bên được tặng cho “không thực hiện nghĩa vụ” thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản. Như vậy, nếu bên được tặng cho cố ý không thực hiện toàn bộ điều kiện tặng cho thì bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản. Tuy nhiên, nếu bên được tặng cho đã thực hiện được một phần điều kiện và phần điều kiện còn lại bên được tặng cho không tiếp tục thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản hay không là vấn đề BLDS chưa thật sự rõ ràng. Hiện nay hướng giải quyết của cơ quan tài phán trong thực tiễn còn tồn tại sự bất nhất và trong khoa học pháp lý cũng tồn tại quan điểm khác nhau về cách hiểu “không thực hiện nghĩa vụ” tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015, cũng như hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện một phần điều kiện tặng cho.

Quan điểm thứ nhất: BLDS năm 2015 chỉ quy định bên được tặng cho

“không thực hiện nghĩa vụ”, do đó đây phải được hiểu là trường hợp bên được tặng cho hoàn toàn không thực hiện bất kỳ nội dung nào của điều kiện, nghĩa là bên tặng cho không nhận được lợi ích gì từ bên được tặng cho, lúc này bên tặng cho mới có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có)42.

Quan điểm thứ hai: “Không thực hiện nghĩa vụ” được quy định tại Điều 462

BLDS năm 2015 cần được hiểu là bao gồm trường hợp bên được tặng cho hoàn toàn không thực hiện điều kiện, hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ điều kiện. Do đó chỉ cần thuộc một trong các trường hợp trên thì bên

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)