định: “Nếu một bên đã thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng thì bên kia có trách nhiệm hoàn trả bên hủy bỏ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, việc hủy bỏ này không được
ảnh hướng đến quyền của bên thứ ba”. Tương tự, Điều 528 Bộ luật DS&TM Thái
Lan quy định bên tặng cho có thể yêu cầu hoàn trả vật tặng cho theo những điều kiện về quyền hủy bỏ trong trường hợp là các hợp đồng song phương. Theo đó, Điều 391 Bộ luật DS&TM Thái Lan quy định về hủy bỏ hợp đồng, mỗi bên phải khôi phục tình trạng ban đầu nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền của bên thứ ba.
Kiến nghị thứ tư
Hiện nay BLDS năm 2015 chỉ quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu, còn trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ thì chưa đề cập. Về nguyên tắc, nếu hủy bỏ hợp đồng và đòi lại tài sản thì bên được tặng cho không là chủ sở hữu tài sản nên không thể định đoạt cho người khác. Tuy nhiên, để ổn định các quan hệ và để bảo vệ người thứ ba ngay tình, chúng ta cũng cần có quy định điều chỉnh hệ quả của việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho có điều kiện đối với người thứ ba.
Tác giả kiến nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn theo hướng phân chia hai trường hợp:
(i) Đối với giao dịch mang tính quản lý tài sản được xác lập với người thứ ba thì hủy bỏ hợp đồng tặng cho có điều kiện không ảnh hưởng tới giao dịch với người thứ ba.
(ii) Đối với các giao dịch mang tính định đoạt tài sản thì cách thức xử lý tương tự như quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 133 BLDS năm 2015.
2.5. Hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho do sự kiện bất khả kháng vụ là điều kiện tặng cho do sự kiện bất khả kháng
Trong thực tế hoàn cảnh dẫn đến việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho là rất đa dạng. Trường hợp bên được tặng cho cố ý không thực hiện điều kiện cần được giải quyết khác với trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do không có lỗi, một trong số đó là khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 ghi nhận sự kiện bất khả kháng là sự
kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. BLDS năm 2015 ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ để bên có nghĩa vụ không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý do không thực hiện nghĩa vụ của mình. Về nguyên tắc chung, khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ thì bên tặng cho có thể lựa chọn các biện pháp để xử lý tình trạng này như buộc tiếp tục thực hiện đúng điều kiện tặng cho, hủy bỏ hợp đồng để đòi lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, sự kiện bất khả kháng xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của các bên, các bên không thể dự đoán trước, không thể tránh được và không khắc phục được, dẫn đến bên được tặng cho không thể thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ là điều kiện tặng cho. Do đó, sự kiện bất khả kháng có ảnh hưởng đến quyền áp dụng các biện pháp xử lý nêu trên của bên tặng cho. Cụ thể:
Đối với biện pháp buộc tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho: Đây là biện pháp giúp mục đích xác lập hợp đồng của các bên được thực hiện và là một loại trách nhiệm dân sự được quy định tại Điều 352 BLDS năm 2015. Khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu nghĩa vụ không được thực hiện do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên tặng cho không thể áp dụng biện pháp này, vì dù có buộc bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện thì điều kiện cũng không thể nào thực hiện được trên thực tế vì tính chất của sự kiện bất khả kháng. Mặc dù vậy, nếu sự kiện bất khả kháng chỉ diễn ra tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định thì bên được tặng cho chỉ có thể được miễn trách nhiệm tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho trong khoảng thời gian này. Sau khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt và bên được tặng cho có khả năng tiếp tục thực hiện điều kiện thì bên tặng cho có quyền áp dụng biện pháp buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.
Đối với biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại: Theo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên được tặng cho không phải chịu trách nhiệm dân sự và trong các trách nhiệm mà bên được tặng cho không phải gánh chịu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này bên được tặng cho không có lỗi và toàn bộ rủi ro sẽ do bên tặng cho gánh chịu. Tuy nhiên, BLDS vẫn cho phép các bên có thỏa thuận khác mà cụ thể là thỏa thuận
chia sẻ rủi ro, bên được tặng cho vẫn phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại dù điều kiện tặng cho không được thực hiện do sự kiện bất khả kháng.
Đối với biện pháp đòi lại tài sản tặng cho: Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 chỉ quy định bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản tặng cho nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ, ngoài ra thì không ghi nhận bất kỳ một ngoại lệ nào đối với quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho. Chính vì sự ghi nhận chung chung của pháp luật mà hiện nay tồn tại các quan điểm khác nhau về quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho trong trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do sự kiện bất khả kháng.
Quan điểm thứ nhất: Bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho
khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do xảy ra sự kiện bất khả kháng71. Quan điểm này cho rằng không thể giải quyết hậu quả giống nhau trong trường hợp bên được tặng cho cố ý không thực hiện điều kiện và trường hợp bên được tặng cho không thể thực hiện được điều kiện do sự kiện bất khả kháng. Bởi lẽ là đây căn cứ để loại trừ trách nhiệm cho bên được tặng cho theo khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015. Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quan điểm thứ hai: Bên tặng cho được quyền lấy lại tài sản tặng cho mặc dù
điều kiện không được thực hiện do xảy ra sự kiện bất khả kháng. Cụ thể có quan điểm: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho quyền sử dụng đất có lỗi do cố ý không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại quyền sử dụng đất và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có); nếu bên được tặng cho quyền sử dụng đất không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ do không có lỗi thì bên tặng cho có quyền đòi lại quyền sử dụng đất và phải thanh toán giá trị mà bên được tặng cho đã đầu tư trên đất”72. Theo quan điểm trên, khi giải quyết hậu quả của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ cần phải xem xét đến lỗi của bên được tặng cho. Nếu bên được tặng cho không có lỗi trong việc không thực hiện nghĩa vụ thì bên tặng cho vẫn có quyền đòi lại tài sản tặng cho, yếu tố bên được tặng cho không có lỗi chỉ giúp bên được tặng cho được miễn trách nhiệm bồi