Văn Đại, tlđd (19), tr 237.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 73)

nguyên tắc chung về miễn trách nhiệm dân sự tại Điều 351 BLDS năm 2015, bên được tặng cho được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bên tặng cho vẫn có quyền áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng để đòi lại tài sản tặng cho và bên được tặng cho phải trả lại tài sản. Bởi lẽ, nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra trong một khoảng thời gian khá dài khiến việc thực hiện hợp đồng sau đó không còn ý nghĩa đối với các bên hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của một bên thì hợp đồng tặng cho có điều kiện được hủy bỏ là hợp lý.

Hơn nữa, mặc dù hiện nay còn nhiều quan điểm về tính chất của hợp đồng tặng cho có điều kiện, nhưng tác giả cho rằng đây là hợp đồng có tính chất đền bù76. Xuất phát từ tính chất này, nếu điều kiện tặng cho không được thực hiện, tức là bên tặng cho không nhận được lợi ích từ bên được tặng cho thì ngược lại bên được tặng cho cũng không thể có được lợi ích là nhận tài sản tặng cho. Mặc dù bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên nếu bên được tặng cho không trả lại tài sản thì bên tặng cho ngoài việc phải gánh chịu thiệt hại vật chất (do bên được tặng cho đã được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại), bên tặng cho còn phải gánh chịu thêm sự giảm sút về tài sản trong khi không được nhận bất kỳ một lợi ích nào khác. Các bên không có lỗi khi điều kiện tặng cho không được thực hiện vì xảy ra sự kiện bất khả kháng, do đó sẽ hợp lý hơn khi chia sẻ rủi ro cho cả hai bên.

Trong lĩnh vực hợp đồng, một số hệ thống pháp luật đã cho biết rõ loại trách nhiệm nào người có nghĩa vụ không phải gánh chịu khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng theo hướng “người có quyền được sử dụng một biện pháp bất kỳ được quy định tại chương 9 trừ yêu cầu buộc tiếp tục

thực hiện đúng hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại” (Điều 8:101). Trong đó

các biện pháp được ghi nhận tại chương 9 là buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại, hoãn thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, giảm phần nghĩa vụ của mình77. Điều đó có nghĩa là bên có nghĩa vụ chỉ được miễn hai trách nhiệm là trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

76 Việc thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự của bên được tặng cho thực chất là một dạng đền bù, thể

hiện quan hệ có đi có lại giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Khi bên tặng cho giao tài sản và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho thì cũng được nhận lại một lợi ích nhất định từ việc bên được tặng cho thực hiện điều kiện tặng cho, lợi ích này có thể trị giá được bằng tiền. Mặt khác, tính đền bù không đồng nghĩa với việc nhận vật – trả tiền, việc thực hiện điều kiện của bên được tặng cho mang lại một lợi ích vật chất hoặc một lợi ích khác không phải là lợi ích vật chất như tinh thần thì đều thể hiện tính đền bù.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)