tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực. Thời điểm hợp đồng tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực là thời điểm phát sinh nghĩa vụ thực hiện điều kiện của bên được tặng cho. Còn thời điểm cụ thể bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện ngay khi hợp đồng phát sinh hiệu lực. Từ thời điểm này bên được tặng cho bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ là điều kiện tặng cho trong hợp đồng. Nếu bên được tặng cho không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì phải chịu hậu quả pháp lý do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật dự liệu.
1.2.2. Mức độ bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho tặng cho
Một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định tại khoản 5 Điều 3 BLDS năm 2015 là cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, BLDS lại không thật sự rõ ràng và thống nhất về trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ này. Tại Điều 351 BLDS năm 2015 còn ghi nhận thêm trường hợp “thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ”. Cụ thể Điều 351 đưa khái niệm “vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”. Như vậy, vi phạm nghĩa vụ trong BLDS được hiểu là “không thực hiện”, “thực hiện không đúng” hoặc “thực hiện không đầy đủ” nghĩa vụ. Qua đây có thể thấy, trường hợp không thực hiện, không thực hiện đúng và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ là các trường hợp khác nhau trong BLDS năm 2015. Ngoài ra, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 351 BLDS năm 2015 còn ghi nhận nghĩa vụ “không được thực hiện” và “không thực hiện được” nghĩa vụ. Từ đó có thể thấy các nhà làm luật còn có sự lúng túng trong việc sử dụng thuật ngữ “vi phạm nghĩa vụ” và BLDS chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ “không thực hiện”, “không thực hiện đúng”, “không thực hiện đầy đủ”, “không thực hiện được”14.
Theo các quy định của BLDS thì việc không thực hiện, không thực hiện đúng và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ là các trường hợp riêng biệt. Khó có thể cho rằng tất cả những trường hợp trên đều là “vi phạm nghĩa vụ”. Bởi lẽ, Điều 351
14 Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb.
quy định theo hướng loại trừ hai trường hợp bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự là trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện đúng hoặc không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật dân sự không xem các trường hợp trên là vi phạm nghĩa vụ, mặc dù rõ ràng bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ. Theo quan điểm của tác giả, có thể sử dụng thuật ngữ “không thực hiện nghĩa vụ” để bao quát tất cả các trường hợp trên. Không thực hiện nghĩa vụ bao hàm cả vi phạm nghĩa vụ, cụ thể là bao gồm cả những trường hợp vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự và những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ nhưng không phải chịu trách nhiệm dân sự như không thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Riêng về hợp đồng tặng cho có điều kiện, tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 chỉ quy định “không thực hiện nghĩa vụ” mà không nhắc đến trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ hay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Tuy nhiên, theo cách hiểu bao quát ở trên thì việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho thể hiện ở các mức độ khác nhau như hoàn toàn không thực hiện điều kiện, hoặc có thực hiện nhưng không đúng và không đầy đủ về đối tượng, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện… Trong đó, không thực hiện nghĩa vụ là trường hợp bên được tặng cho hoàn toàn không thực hiện trên thực tế bất kỳ nội dung nào của nghĩa vụ là điều kiện tặng cho, và do vậy bên tặng cho không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ phía bên được tặng cho. Còn trường hợp thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ là trường hợp bên được tặng cho vẫn thực hiện nghĩa vụ nhưng việc thực hiện nghĩa vụ trên thực tế không đúng và không đầy đủ với nội dung của nghĩa vụ15. Đồng thời, không thực hiện nghĩa vụ tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 cần được hiểu là bao gồm cả trường hợp bên được tặng cho vi phạm nghĩa vụ nên phải chịu trách nhiệm dân sự và cả những trường hợp bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng hoặc do bên tặng cho hoàn toàn có lỗi.
15 Lê Minh Hùng (2010), “Một số bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về trách nhiệm do không
thực hiện hợp đồng và kiến nghị hoàn thiện”, Tài liệu hội thảo khoa học về Không thực hiện đúng hợp đồng
trong pháp luật thực định Việt Nam, do Khoa Luật dân sự Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2010 tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 140.
Như vậy, sau khi tặng cho bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho bao gồm tất cả các trường hợp mà ở đó điều kiện tặng cho không thực hiện đúng và đầy đủ. Những trường hợp cơ bản là:
- Sau khi tặng cho, bên được tặng cho không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ là điều kiện tặng cho;
- Sau khi tặng cho, bên được tặng cho thực hiện được một phần điều kiện tặng cho nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ còn lại mà bên tặng cho yêu cầu;
- Sau khi tặng cho, bên được tặng cho đã và đang thực hiện nhưng thực hiện không đúng nội dung của điều kiện mà bên tặng cho yêu cầu.
Việc xác định mức độ không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tặng cho có điều kiện như trên mang lại ý nghĩa lớn trong việc xây dựng biện pháp xử lý khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho. Việc phân định các mức độ để nhận diện những trường hợp ngoại lệ cần được miễn trừ trách nhiệm cho bên được tặng cho hoặc áp dụng trách nhiệm pháp lý khác với nguyên tắc chung để đảm bảo lợi ích cho các bên.
1.3. Các biện pháp xử lý việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện
Đối với trường hợp thực hiện điều kiện sau khi tặng cho (sau khi hợp đồng tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực) thì điều kiện tặng cho là một hoặc nhiều nghĩa vụ mà bên được tặng cho phải thực hiện. Nếu bên được tặng cho hoàn toàn không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng, không đầy đủ điều kiện thì pháp luật ghi nhận những biện pháp để xử lý việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho.
1.3.1. Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho trong hợp đồng tặng cho có điều kiện đồng tặng cho có điều kiện
Trong hợp đồng tặng cho có điều kiện, bên tặng cho không chỉ thuần túy hy sinh quyền lợi, thực hiện việc tặng cho vì tình cảm, mà việc tặng cho còn kèm theo yêu cầu nhất định buộc bên được tặng cho phải thực hiện. Yêu cầu có thể mang lại lợi ích hoặc không mang lại lợi ích cho bên tặng cho, nhưng bên tặng cho đòi hỏi bên được tặng cho phải làm được một việc gì đó để xứng đáng được nhận tài sản.
Sau khi tặng cho thì về mặt pháp lý hợp đồng tặng cho có điều kiện đã phát sinh hiệu lực ràng buộc các bên tham gia, hợp đồng phải được các bên thi hành một cách thiện chí. Với nguyên tắc này thì bên được tặng cho phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho mà mình đã cam kết. Nếu bên được tặng cho không thực hiện thì pháp luật trao cho bên tặng cho quyền buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trước đây tại Điều 303 và Điều 304 BLDS năm 2005 đã quy định về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật nói riêng và do không thực hiện đúng công việc nói chung theo hướng bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, những quy định này chỉ để cập đến một số nghĩa vụ cụ thể mà chưa có tính bao quát cho tất cả các nghĩa vụ được phát sinh từ nhiều căn cứ khác nhau, đặc biệt là từ hợp đồng16. Đến BLDS năm 2015 đã có sự ghi nhận rõ ràng một nguyên tắc theo hướng buộc bên không thực hiện đúng nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện. Cụ thể tại Điều 352 quy định “khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ
tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”. Quy định này được áp dụng chung cho tất cả các nghĩa
vụ, chính vì vậy nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện cũng được áp dụng. Tùy vào đối tượng của nghĩa vụ là điều kiện tặng cho mà bên tặng cho có thể áp dụng những quy định cụ thể tại Điều 356 BLDS năm 2015 về trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật hoặc Điều 357 BLDS năm 2015 về trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc. Khi bên được tặng cho không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên tặng cho có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để buộc bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ17.
Biện pháp buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho có ưu điểm là giúp bên tặng cho có thể đạt được mục đích ban đầu khi xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng cần đánh giá tính hợp lý của biện pháp này, cụ thể là không áp dụng tuyệt đối mà cần xem xét những ngoại lệ của biện pháp. BLDS năm 2015 không có quy định điều kiện tặng cho là nghĩa vụ về tài sản hay nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhưng thực tế cho thấy