Xem Phụ lục 01 của luận văn.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 43)

TAND thành phố Tây Ninh nhận định hợp đồng tặng cho giữa bà L và anh K, chị T đã tuân thủ về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 501 và Điều 502 BLDS năm 2015. Hiện anh K và chị L đã ly hôn, không còn sống chung nhà, do đó anh K và chị T sẽ không trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng bà L đến cuối đời theo điều kiện trong hợp đồng. Toà án nhận định anh K và chị T đã vi phạm điều kiện tặng cho trong hợp đồng. Tại phần Quyết định của bản án, Toà án “tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 03/11/2017 giữa bà Đỗ Thị L và anh Nguyễn Trường K, chị Phan Thị Thu T là vô hiệu; Buộc anh Nguyễn Trường K và chị Phan Thị Thu T có nghĩa vụ giao trả cho bà Đỗ Thị L tài sản…”.

Ví dụ 02: Vụ việc tại Bản án số 161/2018/DS-PT ngày 07/11/2018 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng36.

Nội dung: Năm 2010 ông L và bà T lập hợp đồng tặng cho nhà, đất cho vợ chồng con trai là anh H và chị L1, với điều kiện là vợ chồng anh H phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông L và bà T có quyền ở tại 2 căn nhà này cho đến khi qua đời. Anh H và chị L1 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Năm 2015, Ông L và bà T cho rằng anh H đã tự ý tặng cho 1/2 tài sản cho người khác là vi phạm điều kiện tặng cho nên yêu cầu Toà án huỷ toàn bộ hợp đồng tặng cho nhà, đất giữa ông bà và anh H, chị L1; yêu cầu anh H, chị L1 trả lại tài sản là nhà, đất nói trên.

Tại bản án dân sự sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh Hoà chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; Tuyên bố hợp đồng tặng cho nhà, đất giữa ông L, bà T với anh H, chị L1 bị vô hiệu đối với phần tài sản tặng cho anh H tương đương với 1/2 nhà, đất. Tuy nhiên, tại bản án dân sự phúc thẩm, TAND cấp cao tại Đà Nẵng nhận định như sau: “TAND cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với nhà đất tại 26 đường N là đúng nhưng tuyên hợp đồng vô hiệu là không phù hợp; bởi lẽ, việc không thực hiện đúng nghĩa vụ sau khi tặng cho không phải là căn cứ dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp này nên tuyên huỷ một phần hợp đồng tặng cho”.

Nhận xét: Tại ví dụ 01, mặc dù Tòa án nhận định hợp đồng tặng cho giữa bà L và anh K, chị T đã tuân thủ đúng về nội dung và hình thức nhưng lại không công nhận hợp đồng tặng đã phát sinh hiệu lực. Thay vào đó Tòa án tuyên hợp đồng vô

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)