dịch dân sự có điều kiện, tức là các bên bắt buộc phải thể hiện rõ ràng thoả thuận của mình về điều kiện huỷ bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì hướng giải quyết trên chưa hợp lý. Căn cứ vào cách quy định của khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 thì quyền đòi lại tài sản tặng cho được ghi nhận mà không cần hai bên phải thỏa thuận trong hợp đồng tặng cho. Đồng thời, nếu hiểu theo hướng này thì khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 trở nên vô nghĩa. Bởi lẽ, dù có chứng minh được bên được tặng cho không thực hiện điều kiện thì bên tặng cho vẫn không đòi lại được tài sản vì thông thường các bên chỉ thoả thuận về điều kiện tặng cho mà không đề cập đến hậu quả pháp lý của điều kiện.
Nguyên nhân dẫn đến sự bất nhất trong đường lối xét xử của các Tòa án là do BLDS năm 2015 không quy định rõ việc thực hiện điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện có mối liên hệ gì với hiệu lực của hợp đồng, cụ thể đây là điều kiện để phát sinh hiệu lực của hợp đồng hay là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng. Thực tiễn cho thấy, quy định tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 thường dẫn đến nhầm lẫn rằng việc thực hiện điều kiện tặng cho là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho, khi điều kiện chưa được thực hiện thì hợp đồng vô hiệu. Ngược lại, để xác định điều kiện trong hợp đồng tặng cho là loại điều kiện hủy bỏ hợp đồng do các bên thoả thuận cũng không hề đơn giản. Bởi lẽ, khi xác lập hợp đồng các bên thường chỉ ghi nội dung điều kiện chung chung mà không thể hiện một cách rõ ràng nếu không thực hiện điều kiện thì hợp đồng bị hủy bỏ và bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản. Trong khi đó, có quan điểm cho rằng chỉ được coi là điều kiện hủy bỏ hợp đồng tặng cho khi điều kiện đó được thỏa thuận minh thị, rõ ràng38. Có tác giả cho rằng, điều kiện trong hợp đồng tặng cho là điều kiện để tặng cho tài sản chứ chưa phải là điều kiện hủy bỏ việc tặng cho. Điều kiện hủy bỏ thường là những điều kiện về một sự kiện không xảy ra nên nay xảy ra thì hợp đồng bị hủy bỏ. Tuy nhiên, vì đó là các điều kiện để tặng cho (lý do của cam kết, thỏa thuận) nên các bên đã ngầm thỏa thuận điều kiện hủy bỏ rằng việc tặng cho (cam kết, thỏa thuận) không có ý nghĩa khi có việc không thực hiện điều kiện và nay việc này đã xảy ra nên việc tặng cho bị hủy bỏ39.
Trước đây, Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ đều quy định việc tặng giữ có thể bị bãi bỏ nếu bên thụ tặng không thi hành các điều kiện hoặc nghĩa vụ đã