Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), tlđd (12), tr 586.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 35)

23 Lê Minh Hùng (2012), “Hợp đồng tặng cho nhà ở có điều kiện trong pháp luật Việt Nam hiện hành”, Tài

liệu Tọa đàm khoa học về Giao dịch dân sự nhà ở, do Khoa Luật dân sự trường Đại học Luật Thành phố Hồ

Chính vì văn bản chưa ghi nhận rõ ràng nên việc buộc bên được tặng cho trả lại tài sản thật sự không đơn giản. Có quan điểm nhận định rằng, đối với bất động sản và động sản phải đăng ký quyền sở hữu mà bên được tặng cho đã đăng ký, thì quyền yêu cầu của bên tặng cho là kiện vật quyền, kiện yêu cầu trả lại tài sản là một việc phức tạp. Bởi các điều kiện của phương thức kiện đòi lại tài sản đòi hỏi phải xác định hành vi của người chiếm hữu, mà người được tặng cho tài sản có điều kiện được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản từ căn cứ hợp đồng hợp pháp24. Tuy nhiên, khó khăn trên sẽ được tháo gỡ khi hiểu bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho là căn cứ để hủy bỏ hợp đồng với hệ quả là hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Khi đó quyền sở hữu mà bên được tặng cho đã xác lập trên cơ sở hợp đồng cũng bị hủy bỏ và song song đó là khôi phục lại quyền sở hữu của bên tặng cho đã chấm dứt từ hợp đồng25.

Dưới góc độ “quyền đòi lại tài sản” nên bên tặng cho có thể thực thi quyền này bằng cách yêu cầu bên được tặng cho phải trả lại tài sản hoặc bên tặng cho không đòi lại tài sản tặng cho mặc dù bên được tặng cho không thực hiện điều kiện. Cũng như bên tặng cho có thể quyết định đòi lại toàn bộ tài sản tặng cho hoặc chỉ đòi lại một phần tài sản tặng cho. Cách thức hành xử như thế nào phụ thuộc vào ý chí của bên tặng cho26.

1.3.3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Điều 360 BLDS năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ là trách nhiệm phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên, vì vậy bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra cho phía bên kia tương ứng với mức độ lỗi của mình27. Trong hợp đồng tặng cho có điều kiện, hành vi không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho của bên được tặng cho có thể gây ra thiệt hại thực tế cho bên tặng cho và để khắc phục hậu quả này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)