Lê Thị Giang, tlđd (26), tr 110.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 52)

hướng xử lý này lại chưa hợp lý nếu bên được tặng cho đã thực hiện được phần lớn điều kiện tặng cho (thực hiện gần xong điều kiện tặng cho) nhưng vì hoàn cảnh thực tế mà không có khả năng tiếp tục thực hiện phần điều kiện còn lại, ví dự như khả năng kinh tế, sức khỏe không đảm bảo, hoặc những nguyên nhân không do lỗi từ phía bên được tặng cho. Mặc dù khi trả lại tài sản tặng cho, bên được tặng cho có thể tính toán chi phí và yêu cầu bên tặng cho thanh toán, nhưng trên thực tế thì vấn đề tính toán chi phí mà bên được tặng cho bỏ ra thực hiện điều kiện không phải là dễ dàng. Bên được tặng cho cần phải chứng minh đây phải là những chi phí hợp lý, thể hiện qua hoá đơn, chứng từ, giấy xác nhận của chính quyền địa phương …

Thực tiễn xét xử cho thấy, Tòa án có hướng giải quyết khác nhau trong những trường hợp nêu trên. Tác giả xin trích dẫn nội dung và hướng giải quyết của Tòa án đối với một vụ việc đã xảy ra từ lâu trên thực tế46: Năm 1979, vợ chồng cụ T làm giấy tặng cho nhà, đất cho ông Y với điều kiện là ông Y phải chăm sóc, nuôi dưỡng và lo mai táng cho vợ, chồng cụ; lo giỗ tết cho bố, mẹ cụ và con trai cụ. Từ đó vợ chồng cụ T ở chung với ông Y và anh D là con ông Y, người trực tiếp thực hiện điều kiện là anh D (do ông Y ủy quyền và cụ T chấp nhận). Đến năm 1993, vợ chồng anh D chuyển đi nơi khác sống, ông Y không có khả năng để chăm sóc cụ T, cụ T phải về ở với con gái là bà D. Cụ T và bà D khởi kiện yêu cầu ông Y trả lại toàn bộ diện tích đất đã được cụ tặng cho. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều bác yêu cầu khởi kiện của cụ T. Tuy nhiên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND tối cao đã nhận định: “Thực tế những điều kiện đặt ra đã được thực hiện một phần. Yêu cầu của bà D xin hủy hợp đồng là có căn cứ. Tuy nhiên ông Y đã làm lại toàn bộ nhà và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc vợ chồng cụ T một thời gian dài là hơn 10 năm, nên cần chấp nhận cho ông Y được sở hữu một phần nhà đất. Từ đó chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và xem xét việc thanh toán nghĩa vụ, chênh lệch tài sản cho thỏa đáng”.

Theo quan điểm của tác giả thì hướng xử lý như trên của TAND tối cao là thuyết phục về tình nhưng về cơ sở pháp lý thì không đảm bảo. Bởi lẽ, BLDS năm 1995 quy định nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ thì bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản. Có tác giả đã nhận định, việc xem xét thanh toán công sức và tài sản bỏ ra khi ông Y đã thực hiện nghĩa vụ được hơn 10 năm là cần thiết.

46 Duy Kiên (2000), “Có nên tiếp tục thực hiện hợp đồng tặng cho có điều kiện không?”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 07, tr. 26. Pháp luật, số 07, tr. 26.

Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho lẽ ra phải bị hủy bỏ mới phù hợp với pháp luật và thực tiễn, tức là bên được tặng cho phải trả lại toàn bộ tài sản cho bên tặng cho dù đã thực hiện được một phần điều kiện và đã thực hiện trong một khoảng thời gian dài47. Mặc dù khó có thể lý giải hướng giải quyết của Tòa án là đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý, nhưng theo tác giả đây là hướng giải quyết hợp lý. Ông Y đã thực hiện được phần lớn điều kiện và nguyên nhân không thể tiếp tục phần điều kiện còn lại là do ông Y không còn khả năng thực hiện việc chăm sóc cụ T trên thực tế, mà không phải do ông Y cố tình không thực hiện. Tuy vậy, nhận định của Tòa án vẫn chưa cho người đọc được biết, bên tặng cho được sở hữu một phần nhà đất thì có còn nghĩa vụ thực hiện điều kiện với bên tặng cho hay không, dường như Tòa án theo hướng nghĩa vụ thực hiện điều kiện chấm dứt. Vụ việc đã xảy ra rất lâu nhưng vướng mắc này vẫn chưa được bổ sung để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Hiện nay, cùng với việc xác định bên được tặng cho đã thực hiện được một phần điều kiện trong một khoảng thời gian nhưng Tòa án lại có hướng giải quyết khác. Vụ việc sau đây là một ví dụ:

Ví dụ 04: Vụ việc tại Bản án số 38/2019/DSPT ngày 16/4/2019 của TAND tỉnh Bắc Giang48.

Nội dung: Năm 2010, Ông D và bà H1 lập hợp đồng tặng cho 645 m2 đất cho con trai là anh H2 với điều kiện là anh H2 phải chăm sóc, nuôi dưỡng vợ chồng ông bà khi về già. Năm 2014 anh H2 và vợ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 2015 bà H1 và vợ chồng anh H2 xảy ra mâu thuẫn, bà H1 cho rằng vợ chồng anh H2 vi phạm điều kiện nên đã khởi kiện yêu cầu vợ chồng anh H2 trả lại 322 m2 đất mà bà đã tặng cho.

Tòa án cấp sơ thẩm xét xử theo hướng: “Buộc anh H2 và chị Th phải trích chia cho bà H1 một phần diện tích đất đã được UBND huyện LN cấp Giấy chứng nhận với tổng diện tích là 92 m2 [..]. Anh H2 còn được sử dụng 553 m2 đất, trên đất có 01 ngôi nhà […]”.

Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Anh H2 phải có trách nhiệm nuôi dưỡng ông D và bà H1, nhưng anh H2 lại không thực hiện như bản giao kèo, việc bà H1 và ông D đã đi khỏi nhà anh H2 là có thật. Mặc dù không có căn cứ xác định anh H2

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)