Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ, tlđd (6), tr 690.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 27)

tài sản tặng chocũng là quan điểm được thể hiện tại một số công trình khác12. Theo quan điểm của tác giả, việc hiểu khi tặng cho là thời điểm giao hay nhận tài sản đều chưa làm rõ được ý nghĩa của thời điểm này. Căn cứ theo cách quy định tại Điều 462 BLDS năm 2015 thì “khi tặng cho” phải được hiểu là “khi hợp đồng tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực”. Bởi lẽ, khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015 quy định trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Điều luật trên cho phép người đọc suy luận theo hướng, đây là trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện chưa phát sinh hiệu lực nên không ràng buộc trách nhiệm buộc phải giao tài sản của bên tặng cho.

Trong khi đó, nếu hiểu khi tặng cho là khi giao hoặc nhận tài sản tặng cho thì có thể xảy ra trường hợp trái ngược với hệ quả được quy định tại khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015 như sau: “Đối với hợp đồng tặng cho tài sản là động sản hoặc bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, mặc dù bên tặng cho chưa giao tài sản và bên được tặng cho chưa nhận tài sản trên thực tế nhưng bên tặng cho đã thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho. Theo quy định tại Điều 458 và Điều 459 BLDS năm 2015 thì hợp đồng tặng cho có điều kiện đã phát sinh hiệu lực, lúc này bên tặng cho phải có nghĩa vụ giao tài sản tặng cho khi điều kiện tặng cho đã hoàn thành”. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015 lại quy định bên tặng cho không bị ràng buộc nghĩa vụ giao tài sản mà chỉ cần thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Như vậy. căn cứ vào cách thức quy định của pháp luật về ý nghĩa của thời điểm “khi tặng cho” trong mối quan hệ với hiệu lực pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên, trách nhiệm đối với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng có thể thấy thuật ngữ này phải được hiểu là khi hợp đồng tặng cho có điều kiện có hiệu lực13.

Từ đó, có thể hiểu bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện trước hoặc sau khi tặng cho được xác định là trước hoặc sau khi hợp đồng tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến thời điểm bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho, tức là sau khi hợp đồng

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)