Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ, tlđd (6), tr 692.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 50)

tặng cho có quyền đòi lại tài sản tặng cho. Có tác giả đã nêu quan điểm khi bình luận về vụ việc trong Án lệ số 14/2017/AL ngày 14/12/2017: “Nếu vợ chồng anh P2 không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì ông P1 có quyền đòi lại tài sản”43. Như vậy, theo quan điểm trên thì việc bên được tặng cho không thực hiện “đầy đủ nghĩa vụ”, hay nói cách khác là bên được tặng cho có thực hiện, nhưng chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ cũng là căn cứ để bên tặng cho đòi lại tài sản tặng cho.

Theo tác giả, cần phải hiểu “không thực hiện nghĩa vụ” tại Điều 462 BLDS năm 2015 như quan điểm thứ hai nêu trên. Nếu hiểu rằng bên tặng cho chỉ có thể đòi lại tài sản khi bên được tặng cho hoàn toàn không thực hiện nghĩa vụ thì chưa bảo vệ được quyền lợi của bên tặng cho, đặc biệt trong trường hợp bên được tặng cho không có thiện chí thực hiện điều kiện. Thậm chí, cách hiểu như quan điểm thứ nhất vô tình cổ súy cho hành vi bội ước của bên được tặng cho, nghĩa là bên được tặng cho chỉ tính toán để thực hiện một phần nhỏ điều kiện tặng cho và cố tình không tiếp tục thực hiện điều kiện nữa nhưng bên tặng cho lại không có quyền đòi lại tài sản. Thay vào đó, bên tặng cho chỉ có thể buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Tuy nhiên, việc tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho phụ thuộc nhiều vào ý thức của bên được tặng cho, nếu bên được tặng cho thực hiện lấy lệ hoặc vẫn cố tình không thực hiện thì rõ ràng quyền lợi của bên tặng cho bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến việc không có cơ chế bảo đảm cho điều kiện tặng cho được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trên thực tế44.

Như vậy, theo quan điểm của tác giả khi bên được tặng cho không thực hiện một phần điều kiện tặng cho thì bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản. Tuy nhiên, bên tặng cho được đòi lại toàn bộ tài sản tặng cho hay chỉ được đòi lại một phần tài sản tặng cho cũng là vấn đề có ý nghĩa lớn khi giải quyết tranh chấp. Có quan điểm cho rằng, khi bên được tặng cho không thực hiện một phần điều kiện tặng cho thì bên tặng cho được quyền đòi lại toàn bộ tài sản, nhưng bên được tặng cho được tính toán chi phí đã bỏ ra để thực hiện một phần điều kiện và yêu cầu bên tặng cho chi trả khi lấy lại tài sản tặng cho45. Hướng xử lý này là phù hợp trong hoàn cảnh bên được tặng cho cố ý không tiếp tục thực hiện phần điều kiện còn lại. Tuy nhiên,

43 Tưởng Duy Lượng (2020), “Bình luận về Án lệ số 14/2017/AL: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà

điều kiện tặng cho không được ghi trong hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02+03, tr. 34.

44 Lê Thị Giang (2015), “Bàn về chế định tặng cho tài sản có điều kiện trong sự thảo Bộ luật Dân sự (sửa

đổi)”, Tạp chí Kiểm sát, số 07, tr. 51.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)