Văn Đại, tlđd (14), tr 291.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 65)

có lỗi bằng nhau; việc xác định lỗi và mức độ lỗi tùy thuộc vào từng vụ việc, căn cứ vào chứng cứ để đánh giá khách quan59.

Như vậy, khi áp dụng những quy định chung về giao dịch dân sự và hợp đồng vào giải quyết trường hợp bên tặng cho có một phần lỗi trong việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện thì chỉ có cơ sở xem xét miễn trách nhiệm một phần tương đương với phần lỗi của bên có quyền đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Và hiện nay chưa có cơ sở rõ ràng để xác định bên được tặng cho không phải trả lại tài sản tặng cho của bên tặng cho khi bên tặng cho cũng có lỗi trong việc điều kiện tặng cho không được thực hiện.

BLDS Pháp có quy định tại Điều 944 nhằm hạn chế việc bên tặng cho cản trở bên được tặng cho thực hiện điều kiện theo hướng: “Việc tặng cho kèm theo điều kiện sẽ vô hiệu nếu việc thực hiện điều kiện đó hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào ý chí của người tặng cho”. Tuy vậy, thực tiễn tại Việt Nam cho thấy phần lớn các điều kiện tặng cho không phải hoàn phụ thuộc ý chí của người tặng cho nhưng lại cần nhiều sự hợp tác từ phía tặng cho, ví dụ như điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng. Do đó, khi điều kiện tặng cho không được thực hiện thì cần thiết phải đánh giá yếu tố lỗi của các bên để có hướng giải quyết hợp lý, thuyết phục, tránh trường hợp bên tặng cho cố tình cản trở, gây khó khăn cho bên được tặng cho trong việc thực hiện điều kiện.

Kiến nghị thứ ba

Từ những phân tích trên, đánh giá lỗi của các bên trong giải quyết hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho là điều cần thiết. Pháp luật không thể quy định chi tiết về yếu tố lỗi và mức độ lỗi của các bên mà đây là vấn đề mà cơ quan tài phán có trách nhiệm đánh giá. Để phán quyết của mình được thuyết phục thì cơ quan tài phán cần đưa ra căn cứ và lý giải rõ ràng về đường lối xét xử của mình.

Tác giả kiến nghị, TAND tối cao nên xây dựng án lệ đưa ra các nhận định về xác định lỗi và mức độ lỗi của các bên dẫn đến việc điều kiện tặng cho không được thực hiện, cũng như ảnh hưởng của yếu tố lỗi đến việc giải quyết hậu quả pháp lý. Cụ thể, trường hợp điều kiện tặng cho không được thực hiện hoàn toàn do lỗi của

59 Nguyễn Thị Minh Phượng (2013), “Xác định lỗi khi hợp đồng bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ”, Tạp chí Nghề

bên tặng cho thì đây không phải là căn cứ để bên tặng cho được hủy bỏ hợp đồng và đòi lại tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho và bên được tặng cho đều có lỗi dẫn đễn điều kiện tặng cho không được thực hiện thì bên được tặng cho vẫn phải trả lại tài sản, yếu tố bên tặng cho có lỗi được áp dụng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có).

2.4. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giải quyết hậu quả pháp

lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho

Các bên có thể thỏa thuận thời điểm bên được tặng cho thực hiện điều kiện là trước hoặc sau khi tặng cho. Đối với trường hợp thực hiện điều kiện sau khi tặng cho thì hợp đồng tặng cho có điều kiện đã phát sinh hiệu lực. Nói cách khác, việc tặng cho đã hoàn thành, bên được tặng cho đã nhận chuyển giao tài sản và trở thành chủ sở hữu của tài sản đó. Theo quy định của pháp luật về quyền của chủ sở hữu hợp pháp thì bên được tặng cho có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được tặng cho. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khi nhận tài sản thì bên được tặng cho đã thực hiện một số giao dịch có đối tượng là tài sản được tặng cho như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp … dù chưa hoàn thành nghĩa vụ là điều kiện tặng cho. Khi điều kiện tặng cho không được thực hiện, bên tặng cho căn cứ vào khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 để đòi lại tài sản, lúc này người thứ ba có phải trả lại tài sản cho bên tặng cho hay không, quyền lợi giữa bên tặng cho và người thứ ba được giải quyết như thế nào là vấn đề còn nan giải.

Trong thực tiễn xét xử, Tòa án có nhận định khác nhau liên quan đến việc tài sản tặng cho đã được chuyển giao cho người thứ ba nhưng điều kiện tặng cho chưa được hoàn thành. Tác giả xin đề cập qua vụ việc sau đây:

Ví dụ 08: Bản án số 101/2019/DS-PT ngày 19/9/2019 của TAND tỉnh Bình Phước60.

Nội dung: Năm 2006 cụ Phạm C lập “Giấy cho đất và nhà” có kèm điều kiện cho con trai là ông Phạm Văn L. Năm 2014 ông L được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2018 ông L đã lập hợp đồng tặng cho một phần tài sản cho bà H (là vợ của ông L) và bà L đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, cụ C cho rằng ông L đã không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho nên khởi

kiện yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông L và bà H; tuyên hủy một phần hợp đồng tặng cho giữa cụ C và ông L.

Tòa án sơ thẩm đã nhận định ông L vi phạm điều kiện tặng cho nên tuyên hủy một phần hợp đồng tặng cho giữa cụ C và ông L, tuyên hủy hợp đồng tặng cho giữa ông L và người thứ ba là bà H, buộc bà H trả lại tài sản cho cụ C.

Tòa án phúc thẩm thì nhận định ông L không vi phạm điều kiện tặng cho nên không chấp nhận yêu cầu hủy một phần hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông L và cụ C. Tuy nhiên lại đồng ý tuyên hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông L và bà H với nhận định: “Xét thấy, việc ông L tặng cho quyền sử dụng đất diện tích 296,3 m2 […] cho bà H trong thời gian ông L đang thực hiện nghĩa vụ của người được nhận tài sản theo hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và tại thời điểm ông L cho tặng bà H thì ông L không thông báo cho cụ C biết về việc tặng cho nhau tài sản này, không được sự đồng ý của cụ C, đồng thời khi tặng cho nhau tài sản, ông L, bà H và cụ C cũng chưa thỏa thuận về nghĩa vụ của người nhận tài sản là trái pháp luật. Vì vậy Tòa án sơ thẩm hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông L và bà H là có cơ sở đúng quy định pháp luật”.

Nhận xét: Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ tiếp cận khía cạnh giải quyết quyền lợi của người thứ ba trong trường hợp tài sản tặng cho đã được chuyển giao nhưng điều kiện tặng cho chưa được hoàn thành. Cụ thể là sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông L đã thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản tặng cho cho người thứ ba là bà H. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều buộc người thứ ba là bà H trả lại tài sản cho bên tặng cho là cụ C, nhưng lập luận của hai Tòa lại khác nhau:

Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông L đã vi phạm điều kiện tặng cho nên tuyên hủy hợp đồng tặng cho giữa cụ C và ông L, buộc người thứ ba là bà H trả lại tài sản cho cụ C. Như vậy, Tòa sơ thẩm đã xét xử theo hướng người thứ ba phải trả lại tài sản cho bên tặng cho khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện. Hiện nay, văn bản không có quy định cụ thể để buộc người thứ ba phải trả lại tài sản khi giao dịch trước đó bị hủy bỏ. Tuy nhiên, về nguyên tắc khi giao dịch giữa bên tặng cho và bên được tặng cho bị hủy bỏ thì bên được tặng cho không còn là chủ sở hữu của tài sản tặng cho, do đó các giao dịch tiếp theo cũng bị hủy bỏ.

Tòa án cấp phúc thẩm thì nhận định ông L không vi phạm điều kiện tặng cho mà vẫn đang tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, Tòa án vẫn buộc người thứ ba (là bà H) trả lại tài sản cho cụ C dựa trên lập luận rằng, bên được tặng cho chưa thực hiện xong điều kiện tặng cho và không được sự đồng ý của bên tặng cho nên việc tặng cho với bà H bị hủy. Theo quan điểm của tác giả, hướng xử lý này là không có cơ sở pháp lý. Bởi lẽ, về nội dung, điều kiện tặng cho mà hai bên thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, nội dung của điều kiện không hạn chế quyền định đoạt tài sản tặng cho. Về hình thức, hợp đồng tặng cho giữa ông L và bà H đã hoàn thiện theo quy định của pháp luật. Do đó, ông L đủ điều kiện trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản tặng cho và hoàn toàn được quyền định đoạt tài sản đó cho bà H mà không cần phải được sự đồng ý của bên tặng cho là cụ C.

Mặc dù lập luận khác nhau nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều theo hướng người thứ ba phải trả lại tài sản cho bên tặng cho. Hướng xét xử của Tòa án dường như muốn tạo cơ sở để bảo vệ quyền lợi của bên tặng cho trước tình trạng bên được tặng cho chuyển giao cho người thứ ba nhưng không thực hiện điều kiện tặng cho. Có tác giả đưa ra quan điểm: “Bên được tặng cho đã xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu hay giao dịch bảo đảm đối với tài sản tặng cho mà chưa thực hiện điều kiện tặng cho thì bên tặng cho vẫn được quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba”61. Tác giả của quan điểm này cho rằng, nếu quy định bên tặng cho không được đòi lại tài sản tặng cho từ người thứ ba sẽ tạo ra khoảng trống để bên được tặng cho hưởng lợi từ phía người tặng cho. Người được tặng cho sẽ cố tình xác lập “giao dịch ảo” với người thứ ba như mua bán, trao đổi, tặng cho … để nhằm trốn tránh việc thực hiện điều kiện mà họ không phải trả lại tài sản cho bên tặng cho. Hướng quy định như quan điểm trên nhằm bảo vệ tuyệt đối quyền của bên tặng cho.

Ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng quyền lợi của người thứ ba cần phải được xem xét khi giải quyết hậu quả pháp lý của việc không thực hiện điều kiện tặng cho. Cụ thể, để bảo vệ người thứ ba ngay tình khi hợp đồng tặng cho có điều kiện bị hủy bỏ thì nên vận dụng quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu62.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)