Văn Đại, tlđd (14), tr 285.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 32)

17 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 336.

những nghĩa vụ này đa số là thực hiện một công việc nhất định mang tính cá nhân. Khi đặt ra điều kiện tặng cho, bên tặng cho trên cơ sở xem xét, nhận định dựa trên tình cảm của bản thân nên mong muốn người trực tiếp thực hiện điều kiện phải là bên được tặng cho. Nếu người khác thay bên được tặng cho thực hiện điều kiện thì trái với ý muốn ban đầu của bên tặng cho. Ví dụ điều kiện tặng cho là bên được tặng cho phải chăm sóc, nuôi dưỡng người tặng cho khi về già hoặc bên được tặng cho phải nuôi dưỡng người em bị tâm thần, bên được tặng cho phải thờ cúng bên tặng cho sau khi bên tặng cho chết… Vì vậy, kết quả của biện pháp buộc tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của bên được tặng cho, đôi khi bên được tặng cho thực hiện qua loa, không đáp ứng chất lượng của công việc. Tiếp cận ở khía cạnh khác, việc buộc bên được tặng cho phải tiếp tục thực hiện điều kiện là thực hiện một công việc nhất định gắn liền với cá nhân bên được tặng cho đôi khi dẫn đến sự xung đột giữa nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không làm một việc với quyền tự do lao động của con người (được pháp luật bảo vệ)18. Vì vậy khi buộc bên được tặng cho phải tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho cũng cần phải xem xét đến yếu tố nhân thân và tính khả thi của việc buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

Mặt khác, biện pháp buộc bên được tặng cho phải tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho cũng không đem lại hiệu quả trong trường hợp việc thực hiện điều kiện là không thể tiến hành trong thực tế hoặc mặc dù điều kiện có thể tiếp tục thực hiện nhưng việc thực hiện khiến bên được tặng cho phải cố gắng và tốn kém khoản chi phí bất hợp lý19. Ví dụ bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho phải chăm sóc, nuôi dưỡng bên tặng cho đến khi bên tặng cho chết. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện điều kiện thì bên được tặng cho không còn đủ sức khỏe và khả năng kinh tế để tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng bên tặng cho. Trong những trường hợp này thì biện pháp buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ khó có thể áp dụng.

Biện pháp buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ là một hệ quả của hiệu lực ràng buộc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hợp pháp. Biện pháp này phụ thuộc vào ý chí của bên tặng cho, do đó nếu bên tặng cho không yêu cầu bên được tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện mà thay vào đó yêu cầu áp dụng các biện pháp khác trong

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)