Xem Phụ lục 05 của luận văn.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 57 - 58)

khó khăn nên không thể sống chung dẫn đến bà và bà P ra cất nhà ở riêng. Sau khi bà O ra ở riêng, anh T vẫn đóng tiền điện hàng tháng cho bà O và có chu cấp tiền, gạo, cá nhưng bà O không nhận. Đồng thời, không có cơ sở cho rằng anh T chửi hay hành hạ bà O. Tòa án nhận định mâu thuẫn phát sinh giữa bà O và anh T là mâu thuẫn nhỏ, bà O đã tự ý ra ở riêng, anh T vẫn lo lắng cho cuộc sống của bà O và bà P nhưng bà O từ chối nhận. Như vậy, anh T không vi phạm điều kiện thỏa thuận giữa hai bên.

Nhận xét: Thực tế là anh T đã không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng bà O và bà P như thỏa thuận. Tuy nhiên, lý do không phải anh T cố tình vi phạm mà vì bà O và bà P từ chối tiếp nhận việc thực hiện điều kiện của anh T, lỗi hoàn toàn do bà O và bà P. Tòa án xác định anh T không vi phạm điều kiện là hợp lý, Điều 462 BLDS năm 2015 không đề cập nhưng có thể áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 351 BLDS năm 2015 về trách nhiệm dân sự khi bên tặng cho hoàn toàn có lỗi. Lúc này hợp đồng tặng cho có điều kiện vẫn có hiệu lực, anh T có nghĩa vụ tiếp tục chăm sóc bà O và bà P, nếu hai bà từ chối thì phải tự chịu thiệt hại do điều kiện không được thực hiện. Hợp đồng chỉ bị hủy bỏ khi hai bên thỏa thuận, nếu bên tặng cho cố ý hủy bỏ hợp đồng sẽ phải bồi thường cho bên được tặng cho.

Từ tình huống trên có thể thấy bên tặng cho đã cố tình không hợp tác, cản trở để điều kiện tặng cho không được thực hiện. BLDS năm 2015 có quy định về hướng giải quyết trong tình huống tương tự tại Điều 120 về giao dịch dân sự có điều kiện. Cụ thể trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra. Mặc dù có sự khác biệt giữa hợp đồng tặng cho có điều kiện với giao dịch dân sự có điều kiện54, tuy nhiên vẫn nên áp dụng các nhân tố hợp lý quy định tại Điều 120 BLDS năm 2015 để giải quyết trong hợp đồng tặng cho có điều kiện. Cụ thể nếu bên tặng cho có hành vi cố ý cản trở để bên được tặng cho không thể thực hiện điều kiện thì coi như điều kiện đó đã được thực hiện.

Mặt khác, BLDS chỉ ghi nhận trường hợp nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của bên có quyền mà chưa đề cập trường hợp bên có quyền có một phần lỗi. Trong thực tế, Tòa án vẫn xem xét, đánh giá về mức độ lỗi của cả bên tặng cho và bên được tặng cho khi điều kiện tặng cho không được thực hiện. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)