Lê Thị Diễm Phương (19), “Điều kiện trong hợp đồng có điều kiện”, Sách tình huống pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bình luận bản án), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 34)

đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bình luận bản án), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 239.

đã thực hiện hợp đồng nên vô hiệu21. Quan điểm này cho rằng, điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện có mối liên hệ với hiệu lực của hợp đồng, mà cụ thể đây là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Sau khi tặng cho, bên được tặng cho đã được chuyển giao tài sản nhưng không thực hiện điều kiện thì điều kiện phát sinh hiệu lực chưa xảy ra nên hợp đồng chưa có hiệu lực. Trường hợp này thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện không áp dụng quy định chung tại Điều 458 và 459 BLDS năm 2015 mà được coi là thời điểm do các bên thoả thuận không phụ thuộc vào việc chuyển giao tài sản22. Nói cách khác, đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện nên thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào “điều kiện”, tức là phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên, nếu điều kiện không xảy ra do bên được tặng cho không thực hiện thì hợp đồng tặng cho chưa phát sinh hiệu lực, các bên đã thực hiện hợp đồng nên vô hiệu. Hậu quả của hợp đồng tặng cho có điều kiện vô hiệu là bên được tặng cho phải trả lại tài sản cho bên tặng cho.

Quan điểm thứ hai: Quyền đòi lại tài sản tặng cho là hậu quả pháp lý do hợp

đồng tặng cho có điều kiện đã phát sinh hiệu lực nhưng bị huỷ bỏ23. Theo cách hiểu này, khi bên tặng cho giao tài sản và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho thì đã thoả mãn các điều kiện của pháp luật nên hợp đồng đã phát sinh hiệu lực. Việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi hợp đồng có hiệu lực là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng. Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng là bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bên được tặng cho bồi thường thiệt hại.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai ở trên, bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận tặng cho là căn cứ để bên tặng cho hủy bỏ hợp đồng và đòi lại tài sản. Bởi lẽ, như tác giả đã phân tích, BLDS năm 2015 không có quy định thời điểm “khi tặng cho” là thời điểm nào, nhưng căn cứ vào hậu quả pháp lý của việc thực hiện điều kiện tặng cho với hiệu lực ràng buộc việc tặng cho tại Điều 462 BLDS năm 2015 thì “khi tặng cho” là thời điểm hợp đồng tặng cho có điều kiện phát sinh hiệu lực. Vì vậy, sau khi tặng cho, tức sau khi hợp đồng đã phát sinh hiệu lực thì việc không thực hiện điều kiện là căn cứ để hủy bỏ hợp đồng. Về vấn đề này tác giả sẽ phân tích cụ thể hơn tại mục 2.1 của luận văn.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)