Văn Đại, tlđd (19), tr 45.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 39)

tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện nên được khuyến khích áp dụng trừ trường hợp biện pháp này không thể áp dụng và không mang lại hiệu quả.

Về khả năng kết hợp các biện pháp xử lý, BLDS năm 2015 có quy định cho phép áp dụng biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng lúc với biện pháp buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho. Mối quan hệ giữa hai biện pháp này được ghi nhận tại một số điều khoản trong BLDS năm 2015, ví dụ như khoản 3 Điều 356 về trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật “trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại”, hoặc quy định tại khoản 1 Điều 358 về trách nhiệm do không thực hiện một công việc. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và trách nhiệm này có thể phải được tiến hành trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vì vậy, việc tiến hành bồi thường thiệt hại cũng là một nghĩa vụ của hợp đồng và nó không làm chấm dứt những nghĩa vụ còn “dang dở” trong hợp đồng31. Do đó, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho, bên được tặng cho có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc không thực hiện điều kiện gây ra thiệt hại cho bên tặng cho.

Đồng thời, bên tặng cho cũng có thể kết hợp biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng lúc với biện pháp đòi lại tài sản. Cách thức áp dụng này được quy định tại khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 “trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Về bản chất, đòi lại tài sản tặng cho là hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho có điều kiện khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện32. Nhìn chung pháp luật các nước đều cho phép bên hủy bỏ hợp đồng được áp dụng biện pháp khác như yêu cầu bồi thường thiệt hại33.

Về mối quan hệ giữa biện pháp buộc tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho và biện pháp đòi lại tài sản tặng cho, mặc dù BLDS năm 2015 không ghi nhận rõ nhưng có thể nhận thấy không thể áp dụng chúng cùng lúc vì tính trái ngược của hai biện pháp này. Bên tặng cho không thể vừa yêu cầu hợp đồng tiếp tục được thực

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)