Văn Đại, tlđd (25), tr 453.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 42)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện, Chương 1 của luận văn đã phân tích, làm rõ một số nội dung sau:

Thứ nhất, hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện là những biện pháp tác động do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, được áp dụng nhằm giải quyết trường hợp bên được tặng cho không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình sau khi nhận tặng cho.

Thứ hai, xác định hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho phải được xem xét dựa trên mức độ không thực hiện nghĩa vụ của bên được tặng cho. Không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tặng cho có điều kiện bao gồm trường hợp bên được tặng cho hoàn toàn không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng, không đầy đủ điều kiện sau khi nhận tài sản tặng cho.

Thứ ba, sau khi tặng cho nếu bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho thì bên tặng cho có quyền áp dụng biện pháp buộc bên được tặng cho tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp này được áp dụng trên cơ sở xem xét đến tính khả thi và nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.

Thứ tư, trường hợp không áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh trên thực tế do bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ gây ra. Đây là trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện đã có hiệu lực pháp luật nhưng bên được tặng cho vi phạm nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng. Bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho là căn cứ để bên tặng cho yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng, đòi lại tài sản tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Với những nội dung được phân tích, Chương 1 cung cấp nền tảng kiến thức là tiền đề cho tác giả triển khai nghiên cứu, làm rõ những bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật tại Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2.

BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN TRONG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LÀ ĐIỀU KIỆN TRONG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO

CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

2.1. Xác định hệ quả đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho

Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 quy định “trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho

có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên cơ chế pháp lý

nào để bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản thì BLDS không nói rõ. Chính vì vậy, thực tế khi xét xử các Tòa án chưa thống nhất trong việc xác định hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện để quyết định bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản tặng cho khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ. Có Tòa án xác định điều kiện trong hợp đồng tặng cho là loại điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng, do đó khi bên được tặng cho chưa thực hiện điều kiện thì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực nên tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Ngược lại, có Tòa án xác định hợp đồng tặng cho có điều kiện đã phát sinh hiệu lực, bên được tặng cho không thực hiện điều kiện là căn cứ để hủy bỏ hợp đồng tặng cho. Bất cập này được minh chứng qua các ví dụ sau đây:

Ví dụ 01: Vụ việc tại Bản án số 43/2019/DS-ST ngày 28/8/2019 của Toà án

nhân dân (viết tắt là TAND) thành phố Tây Ninh35.

Nội dung: Năm 2017 bà L lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cho anh K cùng vợ là chị T, điều kiện được ghi trong hợp đồng là anh K, chị T phải có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bà L cho đến cuối đời. Sau đó, vợ chồng anh K và chị T được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Năm 2019 chị K và anh T ly hôn. Bà L cho rằng anh K và chị T không còn sống chung nhà, không thể trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng bà đúng như điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng nên bà đã khởi kiện yêu cầu Toà án huỷ hợp đồng tặng cho có điều kiện, buộc anh L và chị T trả lại nhà và đất cho bà.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)