Tưởng Duy Lượng, tlđd (43), tr 34.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 68)

Trước đây, pháp luật dân sự đã có những quy định về giải quyết quyền lợi của người thứ ba khi hợp đồng tặng cho bị hủy bỏ do bên được tặng cho không thực hiện điều kiện. Điều 872 Bộ Dân luật Bắc Kỳ quy định, nếu hợp đồng tặng cho bị bãi bỏ vì bên thụ tặng không thực hiện nghĩa vụ thì những giao dịch của bên thụ tặng với người thứ ba dù ngay tình hay không ngay tình cũng đều bị bãi bỏ. Nhưng quy định này chỉ áp dụng cho bất động sản. Điều 982 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật quy định trong thực tế, khi một người đã nhận tài sản tặng cho có thể chuyển dịch cho người khác (người thứ ba). Nhưng pháp luật vẫn bảo vệ quyền lợi của người tặng chủ có quyền lấy lại tài sản tặng cho từ tay người thứ ba và người thụ tặng vẫn phải thanh toán nghĩa vụ của mình đối với người thứ ba68.

Nghiên cứu pháp luật nước ngoài về vấn đề này, tác giả thấy rằng các nước có hướng xử lý khác nhau. BLDS Pháp theo hướng bảo vệ tuyệt đối quyền đòi tại tài sản của bên tặng cho khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho. Cụ thể Điều 954 BLDS Pháp quy định: “Trong trường hợp việc tặng cho bị hủy bỏ vì các điều kiện kèm theo không được thực hiện, người tặng cho được trả lại các tài sản đã tặng cho và không bị ràng buộc bởi bất kỳ nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp nào; người tặng cho có mọi quyền đối với người thứ ba đang chiếm giữ bất động sản tặng cho như đối với người được tặng cho”.

Trái ngược với hướng quy định trên, Nhật Bản và Thái Lan lại quy định theo hướng người thứ ba được bảo vệ tuyệt đối không cần biết có ngay tình hay không ngay tình. Trong trường hợp này, nhà làm luật giả định rằng đa phần bên thứ ba luôn không thể biết các điều kiện và thời điểm để giao dịch trước đó đối với tài sản của mình có thể bị hủy bỏ bởi các bên. Vì vậy, bên thứ ba phải được bảo vệ tuyệt đối69. BLDS Nhật Bản quy định tại Điều 553 rằng hợp đồng tặng cho kèm theo nghĩa vụ được áp dụng những quy định đối với hợp đồng song phương theo hướng phù hợp không làm thay đổi bản chất của loại hợp đồng này70. Vì vậy quy định về hủy bỏ hợp đồng tặng cho có điều kiện cũng được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 545 của BLDS Nhật Bản. Cụ thể, khoản 1 Điều 545 BLDS Nhật Bản quy

68 Bộ Tư Pháp – Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (2008), Một số vấn đề về Pháp luật dân sự Việt Nam từ

thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 106.

69 Nguyễn Quốc Vinh (2015), “Ba vấn đề về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005:

Kinh nghiệm nhìn từ Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12, tr. 63.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)