trường hợp điều kiện tặng cho không được thực hiện do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên tặng cho.
Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Theo đó, để được xem là sự kiện bất khả kháng cần tồn tại ba điều kiện. Thứ nhất, sự kiện xảy ra một cách khách quan. Sự kiện này có thể xuất phát từ tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng có thể do hành động của một người thứ ba. Thứ hai, là sự kiện không thể lường trước được. Các bên không thể lường trước sự kiện này tại thời điểm giao kết hợp đồng và sự kiện đã xảy ra sau thời điểm giao kết. Thứ ba, sự việc xảy ra không thể nào khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Có những sự kiện khách quan xảy ra dù hai bên không thể lường trước, tuy nhiên khi xảy ra các bên vẫn có thể khắc phục được nhưng các bên lại không thực hiện thì không được xem là sự kiện bất khả kháng. Khi chứng minh đủ các điều kiện trên thì bên được tặng cho không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên tặng cho dù không thực hiện điều kiện tặng cho và gây ra thiệt hại cho bên tặng cho. Về mức độ thiệt hại mà bên được tặng cho được miễn khi có sự kiện bất khả kháng hiện nay chưa có quy định nên khi có tranh chấp xảy ra thì sự thỏa thuận của các bên được ưu tiên áp dụng.
Bên được tặng cho cũng được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu điều kiện tặng cho không được thực hiện hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Lỗi của bên tặng cho có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của việc không thực hiện điều kiện của bên được tặng cho. Tuy nhiên, trên thực tế để chứng minh được bên tặng cho hoàn toàn có lỗi là không dễ dàng.
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện nghĩa
vụ và thiệt hại xảy ra. Không phải cứ có thiệt hại là phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và cũng không phải cứ có việc không thực hiện điều kiện tặng cho là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh đối với bên được tặng cho mà giữa hành vi và thiệt hại phải có quan hệ nhân quả với nhau. Về mặt thời gian, nguyên nhân phải có trước kết quả, hành vi không thực hiện điều kiện tặng cho phải có trước thiệt hại. Nếu thiệt hại đã xảy ra trước khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện thì không có quan hệ nhân quả. Ngược lại, thiệt hại xảy ra sau khi có hành vi không thực hiện điều kiện tặng cho không phải luôn luôn được bồi thường. Đối
với những thiệt hại này cần phải xác định hành vi không thực hiện điều kiện có phải là nguyên nhân trực tiếp và thiệt hại là kết quả tất yếu, khách quan hay không.
BLDS năm 2015 đã không còn quy định “lỗi” là căn cứ, điều kiện bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Lỗi bao gồm hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc phân biệt lỗi cố ý hay lỗi vô ý có ý nghĩa trong việc giảm mức bồi thường hoặc xác định mức bồi thường cho bên được tặng cho hoặc xác định mức bồi thường của bên tặng cho nếu họ có lỗi trong việc gây thiệt hại29.
Khi các điều kiện trên hội đủ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên được tặng cho phát sinh. Điều 13 và Điều 360 của BLDS năm 2015 quy định nguyên tắc thiệt hại đến đâu sẽ được bồi thường đến đó. Đồng thời, Điều 363 BLDS năm 2015 quy định bên được tặng cho chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình. Tuy nhiên, mức bồi thường có thể chia thành hai trường hợp là bồi thường thiệt hại theo luật định và theo thỏa thuận. Theo Điều 360 BLDS năm 2015 thì các bên có thể thoả thuận bên tặng cho miễn trừ toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên được tặng cho hoặc chỉ yêu cầu bên được tặng cho bồi thường một phần thiệt hại do bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho gây ra trên thực tế.
1.3.4. Mối quan hệ giữa buộc tiếp tục thực hiện điều kiện tặng cho, đòi lại tài sản tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại tài sản tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại
BLDS năm 2015 quy định mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Trong trường hợp bên được tặng cho không thiện chí thực hiện nghĩa vụ của mình thì pháp luật dự kiến các biện pháp mà các bên có thể áp dụng để xử lý tình trạng này. Hiện nay BLDS không có câu trả lời rõ ràng cho thứ tự áp dụng các biện pháp hoặc khả năng kết hợp các biện pháp để xử lý tình trạng bên được tặng cho không thực hiện điều kiện. Tuy nhiên hợp đồng được giao kết nhằm đem lại lợi ích cho các bên, do đó cần ưu tiên sử dụng những biện pháp để hợp đồng tiếp tục được thực hiện đúng và những biện pháp làm triệt tiêu hợp đồng chỉ nên sử dụng như biện pháp cuối cùng30. Chính vì vậy, biện pháp buộc bên được