57 Xem thêm: Đỗ Văn Đại, Lê Thị Diễm Phương (2014), “Sính lễ trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa
hoàn trả 1/2 số tài sản đã được tặng cho. Tác giả không đồng tình với hướng xử lý trên của Tòa án cấp phúc thẩm. Hướng xử lý này không có cơ sở pháp lý, vì khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 chỉ quy định bên được tặng cho có quyền đòi lại tài sản khi bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ mà không hề đề cập yếu tố lỗi trong việc xác định điều kiện tặng cho không được thực hiện. Đồng thời, BLDS năm 2015 cũng chỉ ghi nhận trường hợp bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự do bên bị vi phạm hoàn toàn có lỗi, mà không hề đề cập trường hợp bên bị vi phạm có một phần lỗi. Mặt khác, bản chất của hợp đồng tặng cho có điều kiện là bên được tặng cho bắt buộc phải thực hiện một số nghĩa vụ mà bên tặng cho yêu cầu thì mới được nhận lại tài sản tặng cho, do đó về nguyên tắc chỉ cần bên được tặng cho có lỗi không thực hiện điều kiện thì bên tặng cho có thể lấy lại tài sản tặng cho. Nếu điều kiện không được thực hiện mà lại công nhận quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho là trái với ý chí ban đầu của bên tặng cho và trái với bản chất của hợp đồng tặng cho có điều kiện. Mặc dù bên tặng cho cũng góp một phần lỗi nhưng đây chỉ nên là căn cứ để giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trong những vụ án được đề cập, nguyên đơn không yêu cầu bên được tặng cho phải bồi thường thiệt hại, nhưng nếu vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại được đặt ra thì yếu tố lỗi ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc. Trước khi có BLDS năm 2015 thì lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc để phát sinh trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ. Hướng quy định như trên là không phù hợp nên BLDS năm 2015 đã sửa đổi theo hướng bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi hay không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm dân sự trừ trường hợp có quy định khác58. BLDS năm 2015 có quy định mới tại Điều 363 với tiêu đề “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi” với nội dung “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt
hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”. Theo đó, hiện nay yếu tố lỗi không còn là
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng lỗi vẫn có vai trò quan trọng trong việc ấn định mức bồi thường thiệt hại. Khi bên tặng cho có một phần lỗi dẫn đến việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ, và gây ra thiệt hại trên thực tế thì bên được tặng cho chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình. BLDS không quy định về mức độ lỗi và việc xác định cũng không đơn giản, khi thiệt hại phát sinh các bên đều có lỗi thì cũng không đồng nghĩa với việc hai bên