Văn Đại, tlđd (25) tr 539.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 73 - 77)

Như vậy, Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng theo hướng bên có quyền vẫn được áp dụng biện pháp hủy bỏ hợp đồng dù có sự kiện bất khả kháng diễn ra làm cản trở việc thực hiện hợp đồng.

Vướng mắc về ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng đối với quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho xuất phát từ việc BLDS năm 2015 chưa có ghi nhận rõ vấn đề pháp lý về sự kiện bất khả kháng. Đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện, Điều 462 không đề cập đến ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng. Mặc dù BLDS năm 2015 có điều luật ghi nhận trường hợp miễn trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng nói chung, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến phạm vi trách nhiệm mà bên có nghĩa vụ được miễn. Cũng như nội hàm “trách nhiệm dân sự” hiện nay chưa bao hàm được biện pháp hủy bỏ hợp đồng khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ. Đồng thời, Điều 462 BLDS năm 2015 không quy định rõ quyền đòi lại tài sản tặng cho xuất phát từ việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho cũng gây khó khăn trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do sự kiện bất khả kháng.

Kiến nghị thứ năm

Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị nên quy định rõ về bản chất có đền bù của hợp đồng tặng cho có điều kiện. Đồng thời, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn cách thức xử lý theo hướng cho phép bên tặng cho được hủy bỏ hợp đồng, lấy lại tài sản tặng cho khi bên được tặng cho không thực hiện được điều kiện tặng cho do sự kiện bất khả kháng và bên được tặng cho được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tại Chương 2 của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích việc áp dụng trên thực tế những quy định về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, tác giả tìm hiểu thực tiễn xét xử thông qua các vụ việc của Tòa án, từ đó phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy thực tiễn áp dụng pháp luật bộc lộ một số bất cập như sau:

Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa quy định rõ hệ quả đối với hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện trong trường hợp sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ. Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong đường lối xét xử của Tòa án.

Thứ hai, bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng Bộ luật Dân sự hiện hành chưa có câu trả lời về mức độ không thực hiện nghĩa vụ của bên được tặng cho có ảnh hưởng như thế nào đến quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho.

Thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ ghi nhận nguyên tắc chung là bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cần có hướng giải quyết khác nhau về quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho trong trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do bên tặng cho hoàn toàn có lỗi, bên tặng cho có lỗi một phần hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Thứ tư, bên được tặng cho có thể chuyển giao tài sản cho người thứ ba dù điều kiện tặng cho chưa hoàn thành. Khi bên tặng cho đòi lại tài sản theo quy định pháp luật thì quyền lợi của người thứ ba được bảo vệ như thế nào là vấn đề Bộ luật Dân sự năm 2015 còn bỏ ngỏ.

Từ việc nhận diện những khó khăn, vướng mắc về giải quyết hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho, tác giả đã ra đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, trong đó có tìm hiểu, tham khảo những kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN

Tình trạng bên được tặng cho không thực hiện điều kiện sau khi tặng cho diễn ra phổ biến với nhiều tranh chấp phức tạp, đòi hỏi pháp luật cần dự liệu các biện pháp phù hợp để giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật về hậu quả pháp lý của việc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho vẫn tồn lại những hạn chế, thiếu sót.

Qua quá trình nghiên cứu về lý luận, quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng và kinh nghiệm từ pháp luật một số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện, cụ thể như sau:

Một là, Bộ luật Dân sự năm 2015 cần quy định cụ thể bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho là căn cứ để bên tặng cho hủy bỏ hợp đồng. Cụ thể kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015 theo hướng: “3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Hai là, kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn việc đánh giá mức độ không thực hiện điều kiện tặng cho của bên được tặng cho và hướng xử lý khi bên được tặng cho không thực hiện một phần điều kiện sau khi tặng cho.

Ba là, kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao xây dựng án lệ về xác định lỗi và

mức độ lỗi của các bên dẫn đến điều kiện tặng cho không được thực hiện, từ đó quyết định sự ảnh hưởng của yếu tố lỗi đến quyền đòi lại tài sản của bên tặng cho.

Bốn là, cần bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng tặng

cho có điều kiện bị hủy bỏ do bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho. Đồng thời, xây dựng quy định kiểm soát việc bên được tặng cho chuyển nhượng tài sản cho người thứ ba khi chưa hoàn thành điều kiện tặng cho.

Năm là, kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn cách thức xử lý theo hướng bên tặng cho được lấy lại tài sản tặng cho khi bên được tặng cho không thực hiện điều kiện do sự kiện bất khả kháng, bên được tặng cho được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Bộ luật Dân sự (Luật số 44-L/CTN) ngày 28/10/1995.

3. Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005. 4. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015. 5. Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931.

6. Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)