Iến nghị với iệp hội du lịch ải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 161 - 166)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

4.4.4. iến nghị với iệp hội du lịch ải Dương

1. Tăng cường vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý điểm đến trên địa bàn. Chủ động xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, nhất là việc phối hợp một cách thực chất giữa Hiệp hội du lịch Hải Dương và cơ quan QLNN về du lịch với các tổ chức đoàn thể - xã hội trong hoạt động du lịch trên địa bàn.

2. Định kỳ phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Tiểu kết chương 4

Với nhiệm vụ nghiên cứu của luận án và trên cơ sở lý luận và thực tiễn (chương 2), thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương giai đoạn 2016-2020 (chương 3), chương 4 đã tập trung giải quyết một số nội dung sau:

- Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, với những thuận lợi và khó khăn đan xen trong phát triển du lịch, đặc biệt nhấn mạnh tác động của cuộc CMCN 4.0; chuyển đổi số; xu hướng du lịch mới và đại dịch Covid -19 ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, sử dụng ma trận SWOT vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương.

- Trên cơ sở trình bày một số quan điểm và định hướng nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới, căn cứ hạn chế, tồn tại trong quá trình nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương giai đoạn 2016-2020 cũng như lợi thế và bất lợi thế của du lịch Hải Dương, theo đó đề xuất 08 giải pháp, trong đó phát triển SPDL đặc thù được coi là giải pháp “đột phá” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới.

Ngoài ra, để các giải pháp đề cập trong luận án mang tính khả thi, NCS đã đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hải Dương và Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương.

KẾT LUẬN

Hải Dương là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Bắc - một trong những vùng văn hóa và văn hiến tâm linh của cả nước, sở hữu nhiều loại hình du lịch sinh thái. Với nhiều lợi thế là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng thời gian qua năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, nhất là trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Thông qua việc kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, một số vấn đề đặt ra theo mục tiêu nghiên cứu trong khuôn khổ luận án đã được giải quyết nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương - với tư cách là một nghiên cứu điển hình cho điểm đến du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới, như sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá và khái quát hoá một số công trình chủ yếu (xuất bản

phẩm, công trình, đề tài nghiên cứu các cấp, luận án, sách, bài tạp chí quốc tế, bài tạp chí chuyên ngành trong nước, báo…) trong và ngoài nước bàn về vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng tiếp cận từ mô hình Ritchie và Crouch; mô hình Dwyer và Kim, M. Porter và một số mô hình khác… Trong đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tác giả/ các tác giả trong nước khá phong phú, với việc sử dụng các mô hình khác nhau… để nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, như công trình: năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch của Cần Thơ; TP. Hồ Chí Minh; Huế; Cát Bà (Hải Phòng); du lịch biển…; hoặc công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng như: năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Việt Nam; của Hạ Long (Quảng Ninh); của biển Nam Trung Bộ; của Đà Nẵng… Trên cơ sở khoảng trống nghiên cứu, luận án đã xác định được hướng nghiên cứu và xây dựng khung phân tích nhằm tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về

năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, cụ thể là: trên cơ sở hệ thống hoá khái niệm về du lịch, điểm đến du lịch, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch; khái quát hoá một số lý thuyết cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, NCS đã đưa ra khái niệm làm việc của luận án là: “Năng lực

cạnh tranh điểm đến du lịch được hiểu là điểm đến có khả năng đưa ra các sản phẩm du lịch một cách đa dạng, phong phú, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù nhằm tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh hấp dẫn của một điểm đến du lịch với các điểm đến du lịch khác, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững”.

Đồng thời, trình bày các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Theo đó, luận án đã xây dựng 06 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trong bối cảnh mới.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao NLCT điểm đến du lịch của Thái Lan, Myanma, Trung Quốc, Quảng Ninh và Ninh Bình, rút ra 07 bài học thành công và một số lưu ý có thể áp dụng vào du lịch nước ta nói chung, Hải Dương nói riêng.

Thứ ba, tổng quan về du lịch Hải Dương - đối tượng nghiên cứu của luận án

trên các khía cạnh: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tiềm năng phát triển du lịch của Hải Dương. Luận án đã sử dụng 06 tiêu chí đã được xác định để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương giai đoạn 2016 -2020, thông qua hệ thống tư liệu, số liệu và kết quả khảo sát thực tế làm minh chứng đánh giá về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương giai đoạn 2016-2020 cho thấy (tính điểm tổng hợp) là: 53,48 “Khá cạnh tranh” (mức trung bình).

Từ khung lý thuyết ở chương 2, NCS đã lồng ghép phân tích làm rõ các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương giai đoạn 2016 -2020, theo đó, tập trung đánh giá chung về các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân chủ quan và khách quan về thực trạng năng lực cạnh tranh

điểm đến du lịch Hải Dương làm cơ sở quan trọng cho đề xuất giải pháp và kiến nghị ở chương 4.

Thứ tư, từ phân tích bối cảnh mới trên bình diện quốc tế và trong nước, nhấn

mạnh ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là cuộc CMCN 4.0 cũng như tác động của đại dịch Covid -19 đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương, trình bày một số quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới. Đồng thời với việc sử dụng ma trận SWOT vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương, theo đó, Luận án đã đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới, bao gồm: i) Nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương nói riêng trong bối cảnh mới; ii) Khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Hải Dương theo hướng bền vững, iii) Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch góp phần nâng cao năng lực điểm đến du lịch Hải Dương; iv) Đẩy mạnh phát triển thị trường và sản phẩm du lịch, nhất là SPDL đặc thù với thương hiệu điểm đến du lịch Hải Dương; v) Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương; vi) Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch và thị trường lao động du lịch Hải Dương; vii) Đảm bảo chất lượng môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương; viii) Chủ động liên kết phát triển du lịch với các địa phương phụ cận nhằm nâng cao NLCT điểm đến Hải Dương.

Ngoài ra, để các giải pháp nói trên mang tính khả thi trong thực tiễn, luận án đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hải Dương và Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương.

Tuy nhiên, do khuôn khổ của một luận án và điều kiện nghiên cứu, luận án chưa đi sâu phân tích và làm r tài nguyên du lịch bao gồm tính đặc sắc của tài nguyên có thể cạnh tranh. Đây là nội dung cần có các nghiên cứu tiếp theo để góp phần nâng cao hơn nữa NLCT điểm đến du lịch Hải Dương trong giai đoạn phát triển mới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 161 - 166)