Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 77 - 85)

4 Chỉ số mềm là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, độ an toàn,…

2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

2.5.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Du lịch của Thái Lan nổi tiếng với sự phục vụ chuyên nghiệp cùng sự đa dạng về các dịch vụ du lịch. Theo số liệu thống kê, trong 10 năm trở lại đây, du lịch Thái Lan đã liên tục tăng trưởng với tốc độ 30-40%/ năm bất chấp những bất ổn về chính trị, thiên tai… Để nâng cao NLCT điểm đến du lịch, Thái Lan đã tận dụng tối đa tiềm lực của mình trong việc xây dựng bao gồm: (i) Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là xây dựng và thường xuyên bảo trì hệ thống tàu điện trên không Skyrail nhằm giảm thiểu tắc đường, tạo thuận lợi cho việc đi lại trong thành phố cũng như giúp Bangkok trở nên hiện đại và thu hút được nhiều du khách. (ii) Hướng tới việc phát triển du lịch mang tầm quốc tế: người dân ở quốc gia này đều có khả năng sử dụng tiếng anh một cách thành thạo và tại hầu hết các điểm đến du lịch đều có bảng hướng dẫn bằng tiếng anh. (iii) Phát triển du lịch đường sông: Bangkok trở thành nơi giao thương, buôn bán sầm uất nhất nhì quốc gia này nhờ khả năng tận dụng tốt nguồn tài nguyên sông nước của mình, với việc tổ chức nhiều tour du lịch khám phá thành phố trên sông Chao Phraya. (iv) Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế một cách thường xuyên và kết hợp với những chiến dịch quảng cáo dựa trên sự khai thác các giá trị độc đáo của SPDL (ví dụ như đảo Jamesbond đã xuất hiện trong các bộ phim Hollywood; các nông trại hạt điều, nuôi ong lấy mật,…); tạo dựng và khai thác triệt để mô hình kinh

tế đêm, gắn với đặc trưng về văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực đã khiến cho Thái Lan trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế nhiều nhất khu vực, hưởng lợi nguồn thu khổng lồ này. Ngoài ra, với nền văn hóa ẩm thực đường phố lâu đời và có tiếng cùng với sự đa dạng của những thức ăn tươi ngon được bày bán trên khắp đường phố là một trong những chính sách thu hút du khách. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục giúp người dân nhận thức rõ về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cùng với sự hiếu khách của người dân bản địa đối với du khách, vì thế, đây là một trong những nguyên nhân thu hút đông đảo du khách đến với xứ sở chùa Vàng.

Vấn đề đảm bảo môi trường du lịch cũng được đặc biệt quan tâm, trong “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 1997-2003” Thái Lan đã xác định: “Du lịch là thúc đẩy việc bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên về du lịch, văn hoá, nghệ thuật và môi trường bằng cách chuyển hướng ưu tiên sang chất

lượng phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng lượng khách du lịch trong một thời

gian dài, đồng thời duy trì bản sắc và di sản của đất nước". Theo đó, tập trung vào một số hướng như: i) phát triển các điểm đến du lịch chất lượng cao; ii) nâng cao chất lượng dịch vụ và iii) nâng cao chất lượng về môi trường, trong đó các lĩnh vực cần quan tâm là: Bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên trên toàn đất nước; Bảo tồn văn hoá và truyền thống Thái; Hướng tới môi trường không bị ô nhiễm; Đảm bảo an toàn, an ninh; Đạt tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế; Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trọng điểm với quan điểm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu bằng các thiết bị hiện đại; Thiết lập các hệ thống thông tin có sự liên kết; Có mạng lưới viễn thông toàn cầu tại các thành phố chính; Nâng mức sống người dân tham gia du lịch, đặc biệt là các cộng đồng ở nông thôn Thái Lan. Đến nay, về cơ bản chiến lược phát triển du lịch, nâng cao NLCT điểm đến du lịch của Thái Lan vẫn đang phát huy hiệu quả.

Myanmar đang nổi lên như một điểm sáng mới thu hút nhiều du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Với lợi thế có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách ưu tiên cho phát triển du lịch… đã giúp cho du lịch quốc tế của Myanmar ngày càng khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tháng 4/2014, Ủy ban trung tâm phát triển du lịch ra đời với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cũng như phối kết hợp với các bộ ban ngành để hỗ trợ phát triển du lịch. Đồng thời, Liên đoàn Du lịch Myanmar (MTF) được thành lập đã đẩy mạnh việc xúc tiến du lịch thông qua việc quảng bá hình ảnh các điểm đến, các chiến dịch hỗ trợ phát triển du lịch bền vững cũng như thu hút nhà đầu tư và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, các nhóm hoạt động về du lịch và lữ hành trực thuộc Diễn đàn kinh doanh Myanmar đã đề xuất với Chính phủ về việc cấp phép, thị thực, phát triển nguồn nhân lực, tài chính và quảng bá hình ảnh [111, tr.12].

Ngoài Luật Du lịch và lữ hành năm 2016 [153], Myanmar đã ban hành một số chính sách nhằm thu hút khách quốc tế như: dỡ bỏ các rào cản để đón khách du lịch thông qua việc tăng số lượng quốc gia như Brunei, Thái Lan và Singapore, ngoài Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam đã được miễn thị thực vào Myanmar, kéo dài thời gian lưu trú lên 30 ngày thay vì 14 ngày. Từ ngày 1/9/2014, thị thực điện tử đã được MOHT triển khai trên website nhằm giúp du khách tìm kiếm, khai báo thông tin dễ dàng, rút ngắn thời gian cấp và giảm chi phí làm thị thực điện tử. Mở rộng các địa điểm tham quan có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch với sự đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là vùng núi phía Bắc và các quần đảo ở phía Tây Nam. Năm 2014, Quần đảo Myeik nằm ở phía Nam Myanmar đã trở thành một điểm đến được nhiều du khách lựa chọn để nghỉ dưỡng cũng như thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn [111, tr.15].

Năm 2012, Myanmar ban hành “Chính sách du lịch trách nhiệm ở Myanmar” (Responsible Tourism in Myanmar) nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích kinh tế và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do du lịch gây ra, gồm khoảng 60 hành động tương ứng

với 09 mục tiêu để hướng dẫn thực hiện [112], cụ thể: Du lịch là ưu tiên quốc gia, mở rộng phát triển kinh tế - xã hội địa phương; duy trì bản sắc và đa dạng văn hóa; tăng cường bảo vệ môi trường; đa dạng hóa sản phẩm; nâng cao chất lượng sản phẩm,… Đây là một hành động khẳng định lại vai trò của Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng như của toàn xã hội trong phát triển du lịch. Đồng thời, chính sách phát triển du lịch cộng đồng nhằm giúp các địa phương vừa quảng bá được vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa, vừa góp phần vào bảo tồn di sản văn hóa, môi trường sống cũng được tích cực triển khai với mục đích không chỉ thu hút khách du lịch mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa.

Ngoài ra, Myanmar chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách di chuyển giữa các điểm đến; cải tạo các sân bay quốc tế, cấp phép hoạt động cũng như xây thêm các sân bay; tăng cường số lượng các phương tiện vận chuyển du khách như du thuyền, khinh khí cầu,… Quy hoạch lại các cơ quan ban ngành liên quan để hoạt động du lịch hiệu quả hơn. Nhiều tổ chức mới được thành lập với mục đích quản lý và kết nối các doanh nghiệp lữ hành, giúp cho các doanh nghiệp có tiếng nói và chia sẻ với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, tồn tại cũng như đề xuất một số chính sách, giải pháp phù hợp với sự phát triển của kinh tế đất nước và bối cảnh quốc tế [67].

2.5.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cần ưu tiên phát triển, theo đó Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách phát triển du lịch với định hướng thúc đẩy phát triển du lịch Inbound (thu hút khách quốc tế vào), đồng thời khuyến khích du lịch nội địa, phát triển vừa phải du lịch Outbound (đưa khách du lịch ra nước ngoài).

Một trong các kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là việc định hướng phát triển SPDL theo chủ đề. Hằng năm, Trung Quốc đưa ra các chủ đề phù hợp nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Ví dụ: năm 1993 là

“Năm du lịch phong cảnh”, năm 1994 là “Năm du lịch văn hóa - lịch sử”, năm 1995 là “Năm du lịch phong tục tập quán các dân tộc”, năm 1996 “Năm du lịch nghỉ mát”, năm 1997 là “Năm du lịch đón Hồng Kông trở về với Trung Quốc”,... Theo đó, các công ty du lịch sẽ phát triển các SPDL phù hợp. Thị trường khách du lịch quốc tế của quốc gia này duy trì ở mức ổn định với 141 triệu lượt khách, đạt doanh thu 131 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2018. Trong đó, khách đến từ châu Á là chủ yếu, chiếm tới 70% tổng số du khách, tiếp theo đó là khu vực châu Âu và Bắc Mỹ với lượt khách chiếm lần lượt là 20% và 10%.

Trung Quốc đã ban hành chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc thù… Đặc biệt, chú trọng tới việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững thông qua xây dựng quy hoạch tổng thể về du lịch, quản lý phát triển du lịch, thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự hợp tác của khu vực nhà nước với các thành phần kinh tế khác, nhất là thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Đồng thời phát triển du lịch dựa trên mô hình nhà nước với hai nội dung chính: (i) Dựa vào bộ máy quản lý hành chính du lịch để đưa ra phương hướng, chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch, quản lý thị trường, và (ii) Phát huy tính chủ động của chính quyền trong phát triển thế mạnh của địa phương.

2.5.1.4. Kinh nghiệm của Quảng Ninh

Quảng Ninh là địa phương ven biển thuộc vùng Đông B ắc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, với nguồn khoáng sản vô tận cùng nhiều danh lam thắng cảnh. Nơi đây được ví như “Việt Nam thu nhỏ” khi có cả biển, đảo, đồi núi, đồng bằng, trung du và biên giới. Khí hậu tiêu biểu cho kiểu khí hậu của miền Bắc với 4 mùa r rệt nhưng cũng có nét riêng về một tỉnh miền núi ven biển, với một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và một mùa đông lạnh, ít mưa [150] .

Thời gian qua, kinh tế - xã hội của Quảng Ninh không ngừng phát triển, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn ở tốp 5 địa phương dẫn đầu Việt Nam, trong đó, du lịch, dịch vụ được coi là trọng tâm phát triển, kết hợp bảo vệ môi

trường biển đảo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Một số quan điểm về phát triển du lịch trên địa bàn được xác định như: coi du lịch là một trong những mũi nhọn cần được ưu tiên đầu tư, phát triển trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ninh. Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả với nhiều sản phẩm phong phú, đặc trưng riêng có của Quảng Ninh, gắn với truyền thống văn hóa, di tích, lễ hội.

Quảng Ninh đã kết hợp hài hoà các điểm đến du lịch trên địa bàn với việc tận dụng tài nguyên du lịch của địa phương - nổi tiếng với du lịch biển có nhiều danh lam thắng cảnh, nơi có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới; những điểm du lịch biển đảo, văn hoá - tâm linh tuyệt đẹp, mang một nét đặc sắc riêng. Quan tâm phát triển tính đa dạng của SPDL với các dòng SPDL tham quan, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp,... Đẩy mạnh và khôi phục nhóm SPDL cộng đồng, văn hóa tại một số làng chài trên vịnh Hạ Long, Vân Đồn, trải nghiệm làng quê; phát triển sản phẩm thiền tại chùa Cái Bầu; Khu du lịch sinh thái Thác Mơ…

Dựa trên lợi thế của địa phương, Quảng Ninh xác định 4 trung tâm du lịch: Vịnh Hạ Long (trung tâm du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế của khu vực Đông Nam Á), Móng Cái - Hải Hà - Bình Liêu (vùng du lịch biên giới, thương mại, mua sắm), Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên (vùng du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh), Cô Tô - Vân Đồn (vùng du lịch biển đảo). Theo đó, thu hút được nhiều nhà đầu tư với các dự án lớn như khu nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long, công viên Sun World Halong, trung tâm mua sắm hiện đại Vincom Hạ Long, Vinhomes Dragon Bay... Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, tháo gỡ các nút thắt để huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là tăng cường đầu tư cho phát triển du lịch, gắn không gian du lịch với SPDL góp phần thay đổi diện mạo và làm phong phú thêm các SPDL như: thúc đẩy chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm; phát triển sản phẩm, kết nối không gian du lịch, tập trung đầu tư hoàn thành tuyến đường nối khu Di tích nhà Trần, Đông Triều với Khu du tích danh thắng Yên Tử, Cụm công trình Bảo tàng - Thư viện, Cảng tàu quốc tế Tuần Châu… Hoặc một trong các SPDL là

“Khu chợ đêm” với các gian hàng kinh doanh đủ loại sản phẩm từ những mặt hàng lưu niệm đến những thức quà địa phương…

Hoạt động liên kết phát triển du lịch với địa phương có nhiều lợi thế rất được quan tâm, không chỉ liên kết với các địa phương trong nước như các tỉnh trong vùng ĐBSH&DHĐB (với Hải Phòng để làm phong phú và tăng mức độ hấp dẫn của các SPDL đặc thù Quảng Ninh khi kết nối Hạ Long với vịnh Lan Hạ và đảo Cát Bà), đặc biệt với thủ đô Hà Nội…, mà còn liên kết quốc tế, với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để phát triển SPDL đặc thù - “Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long” của địa phương.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tiếp thị, mở rộng thị trường du lịch tại một số thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Vương quốc Anh,… Quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế về con người, vùng đất, văn hóa đặc sắc của các dân tộc Quảng Ninh như: Tuần du lịch Hạ Long - Quảng Ninh, lễ hội Canaval Hạ Long thường niên, lễ hội mai vàng Yên Tử,… Ngoài ra, triển khai chương trình đào tạo nhân lực du lịch theo tiêu chuẩn nghề du lịch... Đây có thể coi là nguồn lực phụ trợ quan trọng cho nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Quảng Ninh.

2.5.1.5. Kinh nghiệm của Ninh Bình

Ninh Bình là địa phương nằm ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, cách Hà Nội - trung tâm phân phối du khách chính ở phía Bắc khoảng 90km; trong đó thành phố Ninh Bình là trung tâm của tiểu vùng du lịch Nam đồng bằng sông Hồng - nằm ở điểm giao của các tuyến giao thông quan trọng. Ninh Bình có thể liên kết hợp tác với các địa phương trong vùng để xây dựng các SPDL mang ý nghĩa của vùng, liên kết các chương trình, các tuyến du lịch… đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nội Bài - đây là cơ hội để du lịch Ninh Bình có thể phát triển như một “đô thị du lịch vệ tinh” của Hà Nội với chức năng là đô thị du lịch cuối tuần phục vụ người dân Hà Nội đang có nhu cầu gia tăng. Do vậy, Ninh Bình được xem là “điểm đến du lịch” lý tưởng của du khách khi đến vùng ĐBSH&DHĐB.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w