Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 116 - 122)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

3.2.5. Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Xác định nguồn nhân lực du lịch và thị trường lao động du lịch là yếu tố hàng đầu giữ vai trò quan trọng góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch trên địa bàn. Theo đó, Hải Dương bước đầu quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao (gồm số lượng và chất lượng nhân lực, có kiến thức, kỹ năng, trình độ, đạo đức nghề nghiệp) có thể vừa đáp ứng được nhu cầu của du khách vừa tạo ra được hình ảnh đẹp của điểm đến du lịch. Trong giai đoạn 2016-2020, lực lượng lao động trong ngành du lịch ở Hải Dương có xu hướng tăng nhanh. Nếu năm 2013, có 18.695 người lao động, trong đó có khoảng 5.495 lao động trực tiếp thì năm 2019 tăng lên 29.188 lao động, trong đó có khoảng 7.800 lao động trực tiếp, tăng trưởng trung bình 8,48%; năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 nên số lượng lao động giảm còn 28.550 người (Bảng 3.4). Theo số liệu thống kê, trình độ nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hải Dương thời điểm năm 2019 phân bố như sau: số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 18,2%; cao đẳng, trung cấp 47,1%; sơ cấp 31,7%; lao động phổ thông chưa qua đào tạo 3%. Những năm gần đây số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên có xu hướng tăng, lao động phổ thông giảm.

Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh tổ chức một số lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn không chỉ đối với nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch, mà còn bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý góp phần cung ứng lao động du lịch cho các điểm đến. Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 cơ sở đào tạo và 01 cơ sở dạy nghề du lịch, trong đó, đào tạo bậc cao đẳng, đại học là 03 cơ sở và 01 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp.

Bảng 3.4: Lao động ngành du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương, 2021 Từ bảng 3.4 có thể thấy, số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch tuy có sự tăng

về số lượng nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, số lao động chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý cũng như nghiệp vụ du lịch chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó hầu hết là nhân lực thuộc doanh nghiệp tư nhân. Nhưng việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ này chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Điều này thể hiện rõ ở chất lượng dịch vụ tại các khu/điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng ở TP. Hải Dương, Côn Sơn

-Kiếp Bạc, An Phụ - Kính Chủ, đảo Cò, v.v.

Kết qủa khảo sát của các chuyên gia đánh giá về thực trạng đối với tiêu chí “Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch” cho thấy yếu tố Ngoại ngữ thành

thạo có mức điểm cao nhất (2,6 điểm), và Kỹ năng xử lý tình huống có mức điểm

thấp nhất (2,2 điểm). Như vậy, về cơ bản chất lượng nguồn nhân lực, khả năng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tốc độ tăng trƣởng TB Tổng số lao động (Người) 22.400 22.850 28.088 29.188 28.550 8,5%

Lao động gián tiếp 16.850 18.650 20.888 21.388 20.450 9,6%

Lao động trực tiếp 6.000 6.500 7.200 7.800 8.100 5,6% + Đại học, trên ĐH 1.100 1.203 1.400 1.500 2.100 9,7% + Cao đẳng, trung

cấp 2.860 3.000 3.600 4.000 3.700 4,3%

+ Dƣới trung cấp 1.500 1.520 1.600 1.700 1.900 7,6%

cung ứng lao động du lịch,… đáp ứng yêu cầu điểm đến Hải Dương hiện nay (bảng 3.5).

3.2.6. Môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Đến nay, về cơ bản môi trường du lịch bao gồm môi trường tự nhiên (chất lượng môi trường, vệ sinh) và môi trường xã hội (an ninh, an toàn) tại các điểm đến du lịch Hải Dương được đảm bảo. Từng bước cải thiện môi trường du lịch gồm các nhân tố về xã hội, kinh tế, tự nhiên hay các nhân tố nhân văn. Đến năm 2020, Hải Dương đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch hành động đảm bảo môi trường xã hội như an ninh trật tự trên địa bàn nói chung và ở các khu, điểm du lịch nói riêng. Điều này đã có tác động tích cực đến đảm bảo môi trường du lịch xã hội trong hoạt động du lịch. Tình trạng chen lấn, chèo kéo khách trong hoạt động lễ hội, tình trạng ăn xin ăn mày và mê tín dị đoan tại các khu, điểm du lịch đã được quản lý chặt chẽ hơn, không để phát sinh thành “điểm nóng”. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo môi trường xã hội cho điểm đến Hải Dương.

Đầu tư xây dựng một số hạng mục thiếu sự hài hoà với cảnh quan thiên nhiên ở điểm đến, ảnh hưởng đến yếu tố sinh thái - môi trường gắn với phát triển bền vững. Đó là việc "bê tông hóa" nhiều hạng mục công trình của một số khu du lịch, khu tham quan di tích văn hoá lịch sử như khu di tích danh thắng Côn Sơn, Phượng Hoàng, v.v.

Do hoạt động khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ở Chí Linh, vùng núi đá vôi Kinh Môn phục vụ phát triển kinh tế, cũng như tốc độ đô thị hoá dẫn tới nguy cơ biến đổi cảnh quan, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước sông Thương, sông Kinh Thầy. Tình trạng này sẽ tác động trực tiếp đến một số khu/điểm du lịch ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ, Kính Chủ, hang chùa Mộ, tuyến du lịch sông Kinh Thầy, v.v. ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái và môi trường - vốn được xem là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, một trong những thế mạnh của du lịch Hải Dương.

Xuất hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường nước trên hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch ở một số khu/điểm du lịch: Văn Miếu Mao Điền, TP. Hải Dương, Thanh Hà, tuyến du lịch đường sông từ TP. Hải Dương - làng gốm Chu Đậu, tuyến du lịch sông Hương, v.v... Nguy cơ ô nhiễm cục bộ môi trường không khí, nước và đất do hoạt động của các làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… trên địa bàn sẽ tác động trực tiếp đến một số khu/điểm du lịch: làng gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm

Giàng), làng kim hoàn Châu Khê (Bình Giang); v.v...

Việc xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, các hoạt động vận chuyển… gây tình trạng suy thoái đất chủ yếu trong san lấp chuẩn bị mặt bằng, khai thác vật liệu; xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải…). Chất thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển khách) và du khách, nhất là đối với các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch, nhất là vào mùa lễ hội tại TP. Hải Dương, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Cao, An Phụ - Kính Chủ, đền Tranh,

v.v. ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đất và cân bằng sinh thái ở các khu tập trung dân cư, nơi quỹ đất khan hiếm. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ đối với hoạt động phát triển du lịch bền vững ở một số khu/điểm du lịch trên địa bàn. Như vậy, có thể nói môi trường du lịch, đặc biệt là môi trường du lịch tự nhiên ở hầu hết các điểm đến du lịch trên địa bàn chưa được đảm bảo.

Kết quả khảo sát từ các chuyên gia đối với tiêu chí “Môi trường du lịch” cho thấy điểm cao nhất là yếu tố: Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội (3,6 điểm), và thấp nhất là: Chất lượng môi trường (2,4 điểm) (xin xem bảng 3.5).

Đồng thời, trên cơ sở điều tra qua “Bảng hỏi ý kiến” đối với các chuyên gia để đo lường các biến quan sát, với thang đo Likert 5 mức độ, dựa trên việc đánh giá tổng số điểm (điểm số tổng hợp) theo thang điểm: 1 (Rất kém); 2 (Kém); 3 (Trung bình); 4 (Khá); 5 (Tốt) về thực trạng của 6 yếu tố (bảng 3.5), kết quả như sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương của các chuyên gia

TT Nội dung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương

Điểm trung bình

1

Tài nguyên du lịch

Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn 4,0

Các giá trị tự nhiên đặc sắc 3,4

Di tích lịch sử văn hóa 3,8

Lễ hội, làng nghề, lối sống truyền thống đặc sắc 3,0

Ẩm thực đa dạng 3,0

2

Chính sách phát triển du lịch

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch 3,0

Phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch 3,2

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch 2,8

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng 2,4

Ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch 2,2

3

Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch

SPDL đặc thù 1,0

SPDL đa dạng 2,0

Thị trường phù hợp, có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày

2,0

ĐĐDL nhiều người biết đến 2,2

ĐĐDL hấp dẫn khác biệt 1,6

4

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Hệ thống giao thông thuận lợi 3,2

Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện 3,0

Hệ thống cơ sở lưu trú đạt chuẩn, đa dạng 2,8

Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn 2,2

Hệ thống cơ sở khác (y tế, ngân hàng,…) thuận tiện 2,6

5

Nguồn nhân lực và thị trường lao động du lịch

Trình độ chuyên môn phù hợp 2,6

Ngoại ngữ thành thạo 2,8

Kỹ năng xử lý tình huống 2,2

6

M i trường du lịch

Chất lượng môi trường đáp ứng tiêu chuẩn 2,4

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo 3,2

Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội 3,6

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả tham vấn chuyên gia, 2021

Như vậy, qua Bảng 3.5 cho thấy, trong các yếu tố đánh giá NLCT điểm đến Hải Dương, “SPDL đặc thù” là một trong những hạn chế chủ yếu và đây chính là “điểm nghẽn” trong NLCT điểm đến du lịch Hải Dương giai đoạn 2016-2020.

Để xác định mức độ cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương, trên cơ sở điểm trung bình ở Bảng 3.5 theo thang đo Likert 5 mức độ, NCS sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố tham gia vào NLCT điểm đến, kết quả như sau:

Bảng 3.6: Đánh giá tổng hợp các yếu tố tham gia NLCT điểm đến Hải Dương

Các yếu tố Trọng số Điểm TB Điểm tối đa Điểm tối thiểu Điểm tổng hợp Tài nguyên du lịch 4 3,44 20 4 13,76 Chính sách phát triển DL 3 2,72 15 3 8,16 Sản phẩm, thị trường DL 4 1,76 20 4 7,04 Hạ tầng, cơ sở VCKT DL 3 2,80 15 3 8,40 Nguồn nhân lực du lịch 4 2,50 40 4 10,00 Môi trường du lịch 2 3,06 10 2 6,12 ∑ = 100 ∑ = 20 ∑ = 53,48

Mức độ cạnh tranh của từng yếu tố (so với điểm tối đa là 5,0). • Tài nguyên du lịch: 3,44 ứng với mức “Khá cạnh tranh”

• Chính sách phát triển du lịch: 2,72 ứng với mức “Ít cạnh tranh” • Sản phẩm du lịch: 1,76 ứng với mức “Cạnh tranh thấp”

• Hạ tầng, cơ sở VCKT du lịch: 2,80 ứng với mức “Ít cạnh tranh” • Nguồn nhân lực du lịch: 2,50 ứng với mực “Ít cạnh tranh” • Môi trường du lịch: 3,06 ứng với mức “Khá cạnh tranh”.

Từ đánh giá tổng hợp mức độ cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương theo công thức: ∑ (R1 x A1) + (R2 x A2) + (R3 x A3) +… + (Rn x An) = B (Bassel H. 1999) cho kết quả (tính điểm tổng hợp) là: 53,48. Như vậy, có thể nói NLCT điểm đến Hải Dương giai đoạn 2016-2020 ở mức “Khá cạnh tranh” (mức trung bình).

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 116 - 122)