Khái quát về tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 89 - 92)

4 Chỉ số mềm là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, độ an toàn,…

3.1.1. Khái quát về tỉnh Hải Dương

Vị trí địa lý: Hải Dương có diện tích tự nhiên là 1.662 km2 chiếm 0,5% tổng diện tích cả nước; tiếp giáp Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình; là 1 trong 7 địa phương thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hải Dương nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội với vị trí “cầu nối” giữa Hà Nội với vùng duyên hải Đông Bắc và qua đó đến với khu vực và quốc tế; trên trục hành lang giao thương quốc tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, giúp cho Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) hoặc sử dụng những CSHT chiến lược để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch.

Địa hình: Hải Dương vừa có vùng đồng bằng vừa có đồi núi nên có khả năng

phát triển mạnh và đa dạng các sản phẩm nông, lâm nghiệp, trong đó, vùng đồi núi nằm ở phía Bắc chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp; Vùng đồng bằng còn lại chiếm khoảng 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, có độ cao trung bình 3 - 4m, đất đai bằng phẳng, màu mỡ thích hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Lượng mưa trung bình 1.300 - 1.700mm/năm, nhiệt độ trung bình không quá 240C/năm, giờ nắng trung bình hàng năm là 1.524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.

- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi khá dày đặc với 14 con sông lớn, nhỏ, gồm: sông Thương, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Cửu An, sông Sặt... với chiều dài hơn 500km các sông lớn và trên 2.000km các sông, ngòi nhỏ. Ngoài ra, còn có hàng ngàn ao, hồ, đầm với tổng lượng dòng chảy qua địa bàn hàng năm khoảng 9,46 tỉ m3 nước.

Đặc điểm kinh tế - xã hội: Hiện, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp

huyện gồm 9 huyện và TP. Hải Dương, TP. Chí Linh, thị xã Kinh Môn với 235 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 47 phường, 178 xã và 10 thị trấn. TP. Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh. Tổng dân số của Hải Dương là 1.916.774 người (năm 2020); mật độ dân số là 1.43 người/km2, diện tích nhà ở bình quân 26,8m2/người. Dân số ở khu vực thành thị chiếm 22,9%, khu vực nông thôn 77,1% [146]. Các khu đô thị, các xóm thôn dọc theo các trục giao thông đường bộ, đường thủy quan trọng trên địa bàn Hải Dương là nơi tập trung chủ yếu dân cư sinh sống. Điều này tạo thuận lợi cho việc đầu tư các công trình hạ tầng phúc lợi công cộng như trường học, trạm y tế, lưới điện, nước sinh hoạt... phục vụ người dân.

- Giao thông và cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường

thuỷ, đường sắt được phân bố khá hợp lý, thuận lợi. Trong đó, về đường bộ: đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn tỉnh dài 40km; 82km đường gom cao tốc; 07 quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 189km; 21 đường tỉnh với tổng chiều dài 354km... Với việc thực hiện “Chiến lược các trục phát triển” gồm: trục Đông - Tây và trục Bắc - Nam, việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nội tỉnh, liên tỉnh được quan tâm. Hải Dương có 20km quốc lộ số 18 chạy qua Sân bay quốc tế Nội Bài, ra biển qua cảng Cái Lân và hệ thống đường sắt chạy qua, là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến các cảng biển. Trong giai đoạn 2015 - 2020, nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp với quy mô đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 1.480 tỷ đồng. Tiêu biểu như đường trục Bắc - Nam, đường 62m kéo dài đến nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Mây, đường dẫn nối cầu Hàn với quốc lộ

37… [40] Cùng với đó, các dự án kết nối Hải Dương với các địa phương lân cận, tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng đã được triển khai như dự án cầu Triều và đường dẫn nối quốc lộ 18 (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) với đường tỉnh 398B (Kinh Môn); dự án xây dựng cầu Dinh kết nối quốc lộ 17B, đường tỉnh 389 (Kinh Môn) với đường tỉnh 352 (huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) [147] …

Ngoài ra, Hải Dương có hơn 700km đường bộ đã được xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 258km trải nhựa; đường huyện lộ có 27 tuyến với tổng chiều dài 352km. Hệ thống đường đến các trung tâm xã cũng như đường nông thôn đã được đầu tư nâng cấp. Có thể nói, với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, đây là điều kiện thuận lợi phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong giao lưu, trao đổi thương mại, đặc biệt cho hoạt động phát triển du lịch.

Về đường sắt: tuyến Hà Nội - Hải Phòng với 7 ga nằm trên địa bàn tỉnh, chạy song song với quốc lộ 5 đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách. Tuyến Kép-Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm, nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân cũng như hàng nhập khẩu và than cho các địa phương. Về đường thuỷ: với 400km đường sông tạo thuận lợi cho việc qua lại của tầu, thuyền 500 tấn cũng như Cảng Cống Câu có công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ. Với việc thực hiện “Chiến lược trục phát triển sông Thái Bình” giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh sẽ trở nên thuận lợi hơn, tạo điều kiện khai thác tiềm năng du lịch, đặc biệt ở các huyện Nam Sách và TP. Chí Linh. Ngoài ra, Sân bay quốc tế Nội Bài cách Hải Dương khoảng 60km - đây được coi là hạ tầng hàng không của Hải Dương và các địa phương có khoảng cách tương tự . Như vậy, có thể thấy hệ thống giao thông hiện nay bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế, trong đó có du lịch Hải Dương với Hà Nội và các địa phương trong vùng.

- Dân tộc chủ yếu sinh sống ở Hải Dương là dân tộc kinh với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Tính cách của người Hải Dương mang đậm

nét đặc trưng của vùng văn minh nông nghiệp lúa nước châu thổ sông Hồng là cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.

Do kinh tế tăng trưởng ổn định nên đời sống người dân được cải thiện; hộ nghèo ở Hải Dương giai đoạn 2016-2019 còn 36.798 hộ thoát nghèo, 31.279 hộ thoát cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo từ 7,19% vào cuối năm 2015, giảm xuống còn 1,36% vào cuối năm 2020, tương ứng với thời gian trên, tỷ lệ hộ cận nghèo từ 4,27% giảm xuống mức 2,36% [143]. Thị trường lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, đã thu hút sự góp mặt của 1.217 đơn vị với số lao động được tuyển dụng là 3.939 người.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w