Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 139 - 140)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

4.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương

Thứ nhất, huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài với phát huy nội lực để ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhằm tạo sự “bứt phá” đối với phát triển du lịch Hải Dương.

Tập trung mọi nguồn lực nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, trong đó phát triển du lịch chất lượng cao được coi là khâu “đột phá” để đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng và vị thế của địa phương; tạo sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng dịch vụ trong điểm đến du lịch với mục tiêu đến năm 2030 du lịch Hải Dương trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB. Đồng thời, phát huy, khai thác có hiệu quả nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài, nhất là từ cácnhà đầu tư trong và ngoài nước bởi du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp.

- Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hải Dương phải gắn liền với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển du lịch một cách bền vững.

Phát triển du lịch chủ yếu dựa trên bản sắc văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. Theo đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch phải luôn đi liền với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; hạn chế và ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ du lịch đến môi trường xã hội. Đặc biệt, phải bảo đảm sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, xã hội tránh không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Cần có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn một cách phù hợp, phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

quan hệ với sự phát triển du lịch của các địa phương trong vùng, nhất là với thủ đô Hà Nội nhằm phát huy có hiệu quả những lợi thế về tiềm năng và sự khác biệt của sản phẩm du lịch đặc thù tạo ra.

Phát huy lợi thế tạo nên sự khác biệt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương, không thể tách rời mối liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng ĐBSH, tiến tới khu vực Đông Nam Á. Xác định đúng vị trí địa lý của Hải Dương trong mối quan hệ phát triển du lịch với Hà Nội - trung tâm du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đồng thời là “Cửa đến” (Gate) của du lịch Việt Nam ở khu vực phía Bắc để tạo nên những SPDL đặc thù hấp dẫn du khách. Trong đó, chú trọng thị trường và phân khúc thị trường cao cấp có nhu cầu phù hợp với hệ thống SPDL đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch Hải Dương. Từng bước đưa Hải Dương từ “điểm dừng chân” trở thành “điểm đến” và là một “mắt xích” không thể thiếu trong chuỗi giá trị du lịch trên tuyến du lịch trọng điểm ở khu vực phía Bắc bao gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trong khu vực là: Vân Nam - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 139 - 140)