4 Chỉ số mềm là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, độ an toàn,…
2.3.2. Nhóm các yếu tố bên trong
- Nhận thức về vai trò quan trọng của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội đất nước, của mỗi địa phương ảnh hưởng mang tính quyết định đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch bền vững, nói chung, điểm đến du lịch nói riêng thì sự nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư là yếu tố rất quan trọng trong việc quảng bá, nâng cao chất lượng SPDL, nhất là SPDL chất lượng cao theo từng địa phương, ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên Xanh-Sạch-Đẹp cũng như ứng xử văn minh trong kinh doanh du lịch tại các điểm đến du lịch.
- Năng lực quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, đặc biệt
trong quản lý điểm đến du lịch, phát triển hệ thống SPDL, chất lượng dịch vụ và đảm bảo môi trường du lịch. Theo đó, đòi hỏi phải có sự định hướng, hỗ trợ của đội
ngũ cán bộ, công chức chất lượng cao trong hệ thống cơ quan QLNN cũng như trong các doanh nghiệp du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới. Sự phối hợp thực chất giữa cơ quan QLNN về du lịch với các cơ quan liên quan giữ vai trò quan trọng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực du lịch, có ảnh hưởng rất lớn đến NLCT điểm đến du lịch.
- Nguồn tài nguyên và văn hóa du lịch: là một trong những yếu tố mang tính
quyết định tạo ra SPDL, thực hiện các hoạt động du lịch cũng như tạo ra sự khác biệt, góp phần quan trọng trong phân tích đánh giá điều kiện phát triển du lịch. Mặt khác, yếu tố văn hóa du lịch đóng vai trò không thể thiếu trong việc thể hiện nhân cách cộng đồng cũng như tạo sự hấp dẫn, thu hút du khách thông qua các giá trị văn hóa nhân văn lâu đời của quốc gia, vùng, địa phương tại điểm đến du lịch.
- Sự phối hợp, liên kết giữa các bên liên quan (Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch và cộng đồng dân cư…). Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nâng cao năng lực điểm đến du lịch không chỉ do một chủ thể tổ chức thực hiện mà phải do sự phối hợp, liên kết giữa các bên liên quan như Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư… với những trách nhiệm khác nhau. Nếu mối liên kết này thực sự đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả sẽ tạo động lực nâng cao NLCT điểm đến du lịch và ngược lại. Việc liên kết trong hoạt động quảng bá hình ảnh điểm đến cũng như trong xây dựng chính sách quản lý, phát triển SPDL đặc thù, khác biệt, nguồn lực cho điểm đến… góp phần định vị thương hiệu. Theo đó, sự phối hợp này không chỉ giữa Nhà nước và doanh nghiệp mà giữa các cơ quan QLNN, giữa Trung ương với địa phương.
Như vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài và bên trong nhằm giúp cho các chủ thể của điểm đến du lịch xác định được nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế; giải thích được bản chất của sự việc, hiện tượng; từ đó, chính quyền địa phương cùng với các chủ thể điểm đến du lịch có cơ sở đề ra định hướng và giải pháp nâng cao NLCT điểm đến du lịch.