Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 145 - 154)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

4.3.3. Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ải Dương

a) Mục đích: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, gắn cơ chế với chính sách

phát triển du lịch nhằm kiểm soát các hoạt động dịch vụ du lịch cơ bản góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới.

b) Giải pháp

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá và ban hành các chính sách phát triển du lịch với tầm nhìn, môi trường kinh doanh, các quan hệ liên kết hợp tác, cũng như thương hiệu và hình ảnh điểm đến du lịch trên địa bàn phù hợp trong bối cảnh mới, trên cơ sở các luật và văn bản liên quan đến hoạt động du lịch, có cơ chế hỗ trợ hiệu quả các lĩnh vực liên quan với đặc thù của địa phương trong thu hút đầu tư, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch… góp phần ổn định lâu dài đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững.

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các đề án, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trong từng giai đoạn 2021-2025, 2025-2030 trên địa bàn một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý điểm đến du lịch. Theo đó, cần định hướng phát triển du lịch chất lượng cao với các SPDL đặc thù, kinh doanh đảm bảo chất lượng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương.

Nghiên cứu xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, sự phối kết hợp của các đối tượng và các chủ thể liên quan, tập trung đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và xã hội hóa hoạt động du lịch [148], trước mắt chú trọng đến phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Triển khai nghiên cứu về tài nguyên du lịch văn hóa, về quan hệ và tác động giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch, di sản và lễ hội, các chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch… Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch theo các qui định của quốc tế và trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao NLCT điểm đến du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Chú trọng hợp tác công tư, nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách cụ thể mang tính đặc thù của địa phương, tạo cơ chế thông thoáng, đơn giản hóa các

thủ tục hành chính đi kèm với các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch trên địa bàn, ví dụ như miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch, giảm chi phí môi trường cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ… hoặc giảm phí các điểm tham quan từ 30% - 50%, trợ giá cho du khách… ngay sau đại dịch Covid -19 và hoạt động du lịch trong trạng thái “bình thường mới”…

Nghiên cứu đề xuất Chương trình tổng thể về quản lý chất lượng dựa trên cơ sở áp dụng các tiêu chí cùng các biện pháp (đầu tư xây dựng bộ nhận diện với logo và hoạt động truyền thông) thúc đẩy các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện và được hưởng các quyền lợi khi tham gia. Trong đó, cần chỉ ra lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về quản lý chất lượng, truyền thông cho công tác quản lý chất lượng cũng như DN đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng SPDL, gắn nhãn đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Nâng cao năng lực QLNN về quản lý chất lượng SPDL, xây dựng bộ máy quản lý chất lượng dịch vụ du lịch với việc thành lập bộ phận chuyên trách gồm những cán bộ có năng lực, trực tiếp quản lý chất lượng SPDL.

Cần thiết hoàn thiện các công cụ quản trị điểm đến du lịch một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, hướng đến nâng cao chất lượng SPDL, hình ảnh du lịch nhằm tạo tính chuyên nghiệp, thống nhất và cạnh tranh cho SPDL, hướng dẫn và kiểm soát đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch.

4.3.4.Đẩy mạnh phát triển thị trường và sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù với thương hiệu du lịch ải Dương

a) Mục đích: Xây dựng hệ thống SPDL, nhất là SPDL đặc thù tạo trải nghiệm

trọn vẹn cho du khách, mở rộng thị trường du lịch và phân khúc thị trường cao cấp phù hợp với bối cảnh mới. Đồng thời tạo được hình ảnh của điểm đến du lịch Hải Dương rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế.

b)Giải pháp

Hoạch định chính sách hỗ trợ và triển khai hoạt động phát triển SPDL, như việc đầu tư phát triển đồng bộ các yếu tố dịch vụ du lịch (mua sắm hàng lưu niệm, vui chơi giải trí…) đáp ứng nhu cầu du khách. Nâng cao nhận thức về chất lượng SPDL tại điểm đến, nhất là đối với doanh nghiệp du lịch, coi đây là yếu tố cốt lõi để nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương với sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao, gồm: sản phẩm (các điểm hấp dẫn, hạ tầng du lịch, vận tải, cơ sở hạ tầng cơ bản…), con người, dịch vụ và các chương trình… Từ góc độ SPDL đặc thù cần nghiên cứu kết hợp với những SPDL vốn là lợi thế của Hải Dương - được coi là cơ sở quan trọng để có thể phát triển những SPDL không trùng lặp trên địa bàn cũng như không trùng lặp với một số địa phương phụ cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, v.v.

Tăng cường đầu tư từ NSNN, đảm bảo cân đối khoảng 8-10% nhu cầu vốn đầu tư từ NSNN với việc thực thi năng động và hiệu quả các cơ chế, chính sách tài chính và các chính sách liên quan cho phát triển SPDL. Khuyến khích huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển SPDL, như: nguồn lực tài chính trong dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước, nguồn lực về vốn, kiến thức - công nghệ - kinh nghiệm.

Dựa trên tài nguyên du lịch vốn có của Hải Dương, tập trung phát triển thị trường và SPDL, đặc biệt đối với 06 SPDL đặc thù, bao gồm: Múa rối nước Hồng Phong (huyện Ninh Giang), Làng Tiến sĩ Mộ Trạch (huyện Bình Giang), Đảo Cò (huyện Thanh Miện), Hồ Bến Tắm và rừng phong lá đỏ Thanh Mai (TP. Chí Linh), Sông Hương (huyện Thanh Hà), làng gốm cổ Chu Đậu (huyện Nam Sách) nhằm tạo sự khác biệt, sức hấp dẫn riêng và là yếu tố quan trọng nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương. Đây được coi là giải pháp mang tính “đột phá” đối với điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới. Cụ thể là:

- Về loại hình du lịch giải trí: Về lý thuyết, các hoạt động giải trí càng phong

phú thì du khách càng có thêm nhiều trải nghiệm. Theo đó, cần tạo nên sự khác biệt mang tính độc đáo, nổi bật, với thương hiệu và hình ảnh điểm đến du lịch Hải

Dương. Khuyến khích đầu tư phát triển các SPDL không chỉ trong “mùa” du lịch mà ngay trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tết nhằm nâng cao chất lượng SPDL, các dịch vụ liên quan có giá trị gia tăng cao để đáp ứng nhu cầu của các thị trường mục tiêu, thu hút du khách lưu trú qua đêm cùng các SPDL mang tính “riêng có” của Hải Dương. Nghiên cứu tổ chức mô hình “kinh tế đêm” - coi nó là động lực mới để kích cầu du lịch, tạo sức bật để du lịch Hải Dương, tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, mua sắm và du lịch ban đêm… Đây sẽ là cơ hội để Hải Dương trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của du khách từ Hà Nội - thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc và các tỉnh phụ cận, nhất là khách du lịch “quá cảnh” từ Hà Nội đi Hải Phòng - Quảng Ninh.

Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển SPDL, tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp và cộng đồng nhằm kêu gọi đầu tư phát triển các loại SPDL có tiềm năng, theo đó, có kế hoạch khai thác một cách có hiệu quả và hợp lý các tài nguyên du lịch trên địa bàn, ví dụ như tổ chức các tours du lịch với sản phẩm:“Về

với nghệ thuật rối nước Việt đích thực” ở “Làng rối nước Hồng Phong” tại làng Bồ

Dương (huyện Ninh Giang) - SPDL đặc thù tầm cỡ vùng và quốc gia.

- Về loại hình du lịch văn hoá: Với hệ thống tài nguyên văn hóa phong phú

liên quan đến văn hóa truyền thống như văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, ẩm thực,…. Đây là nét đặc trưng cơ bản của điểm đến du lịch không chỉ tạo nên sự khác biệt giữa các điểm đến mà còn thu hút du khách thông qua các hoạt động khám phá, tìm hiểu những nền văn hóa mới lạ, đặc trưng vùng miền. Nghiên cứu khai thác các tài nguyên này, ví dụ, tổ chức cho du khách tận hưởng các điểm du lịch nông thôn phong phú như sản phẩm “Tìm về giá trị sinh thái cộng đồng đích thực vùng

ĐBSH” ở khu vực đảo Cò, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, khai thác những

giá trị cảnh quan sinh thái và văn hóa nguyên bản (còn lại duy nhất ở vùng ĐBSH) của điểm đến du lịch hệ sinh thái đất ngập nước vùng ĐBSH cũng như về cuộc sống, lao động của cộng đồng; hoặc dựa trên những giá trị đặc biệt của làng Tiến sĩ Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang) - nơi nổi tiếng có truyền thống “Hiếu học và tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng để tổ chức cho

du khách tìm hiểuvà trải nghiệm về những dấu tích, sự tích có liên quan đến họ Vũ và các vị tiến sĩ trong mối liên kết với di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền và đền thờ Chu Văn An trong “Con đường khoa cử Việt”; Cũng có thể mang đến cho du khách những trải nghiệm đặcbiệt về sản phẩm “Con

đường gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt” tại làng gốm Chu Đậu (huyện Nam

Sách) thuộc nhóm “Làng nghề truyền thống” về nghề gốm Việt Nam mà Chu Đậu là tiêu biểu.

- Về loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Định hướng triển khai nhiều SPDL

hấp dẫn du khách như khu vui chơi giải trí tầm cỡ vùng và khu nghỉ dưỡng (resort), ví dụ sản phẩm: “Du lịch nghỉ dưỡng Làng quê Việt” - du lịch làng quê, cái nôi của nền văn minh lúa nước Việt Nam ở khu vực ven sông Hương (huyện Thanh Hà) - một trong những giá trị tạo sự khác biệt của các SPDL Việt Nam nói chung, du lịch vùng ĐBSH nói riêng; hoặc sản phẩm “Du lịch nghỉ dưỡng - thiền (dưỡng sinh)”

tại khu vực Hồ Bến Tắm và rừng phong lá đỏ Thanh Mai (Côn Sơn). Đây là SPDL duy nhất có thể phát triển được ở vùng ĐBSH và hiện có nhu cầu rất lớn từ thị trường Nhật Bản, ASEAN và thị trường Hà Nội…

- Về loại hình du lịch tâm linh: Tập trung đa dạng và chuyên nghiệp hóa cách

thức tổ chức và quản lý các hoạt động sự kiện, lễ hội trên địa bàn như tham quan các di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu di tích danh thắng Phượng Hoàng, Văn Miếu Mao Điền, đền thờ Khúc Thừa Dụ… các lễ hội truyền thống như lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc… nhằm tạo ra những trải nghiệm hài lòng và đáng nhớ cho du khách góp phần quan trọng vào nâng cao NLCT điểm đến du lịch.

- Xây dựng các SPDL mang tính “đặc thù” tạo ra sự cạnh tranh tại điểm đến du lịch của địa phương. Khuyến khích liên kết tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát huy các lợi thế tài nguyên du lịch phát triển các SPDL kết nối tour tuyến du lịch giữa các điểm đến trong cùng một địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh. Tập trung xây dựng hạ tầng (cảng du lịch từ TP. Hải Dương, bến thuyền tại các điểm đến tiềm năng) dọc hệ thống các sông Thái Bình, sông Thương, sông Kinh Thầy - Kinh Môn, sông Luộc tạo thành hệ thống SPDL phong phú và hấp dẫn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới. Ưu tiên các dự án đầu tư phát triển SPDL đặc thù có sức cạnh tranh, ưu tiên các dự án phát triển SPDL đặc thù có hàm lượng “xanh” và “thông minh” cao, thân thiện môi trường, có ứng dụng công nghệ 3R, công nghệ năng lượng sạch, v.v… Phát triển các chương trình du lịch sinh thái gắn với khu vực nông thôn; hỗ trợ khôi phục phát triển làng nghề truyền thống với các SPDL như: thêu, ren, vàng bạc, chạm khắc... Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy nhượng quyền thương hiệu. Đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn “Bông sen xanh” tại các cơ sở lưu trú như một bước đột phá về nâng cao chất lượng SPDL theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Dựa trên dữ liệu lớn và công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch chung của tỉnh Hải Dương - đây là cơ hội chuyển đổi mô hình quản lý điểm đến theo hướng kết nối thông tin tổng hợp từ các điểm du lịch và các chủ thể liên quan, xây dựng mô hình quản lý với một số đặc điểm như: i) có hệ thống thông tin du lịch tổng hợp các dữ liệu mở về điểm đến với các ứng dụng thông minh phục vụ du khách, giới thiệu SPDL và các dịch vụ du lịch tại điểm đến; ii) có hệ thống số liệu thống kê, phân tích, mô hình hoá đặc điểm và lưu chuyển khách du lịch, tổng hợp, phân tích chi tiêu của du khách dựa trên dữ liệu thời gian thực; iii) các dịch vụ, hoạt động của du khách được tích hợp, kết nối với hệ thống chung của điểm đến thông minh để phục vụ công tác quản lý du lịch nói riêng và quản lý hệ thống chung của điểm đến [149].

- Với xu hướng công nghệ mới, tập trung triển khai phát triển sàn giao dịch điện tử để du khách có nhiều sự lựa chọn nhằm tăng khả năng cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch, tạo ra sự khác biệt. Tăng tốc chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, dựa trên nền tảng của công nghệ và truyền thông để thay đổi cách thức hoạt động giúp cho sự kết nối và tương tác giữa du khách với doanh nghiệp du lịch phù hợp với một số loại hình du lịch mới, du lịch thông minh (Smart Tourism). Khẩn

trương thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng SPDL thông minh, áp dụng công nghệ số trong công tác thông tin và marketing du lịch dành cho du khách cũng như điểm đến và các nhà cung cấp dịch vụ. Từng bước ứng dụng hệ thống thuyết minh tự động, bố cục hình ảnh hiện thị mãn nhãn với âm thanh sống động, chát trực tiếp với Trung tâm hỗ trợ du khách, chẳng hạn… ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến, triển khai tour thực tế ảo tại một số điểm đến góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương. Đây là cơ hội tăng cường sự hiện diện của điểm đến một cách nhanh nhất, hiệu quả, tối ưu hoá chi phí. Đối với du khách, một mặt có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin như tìm hiểu, so sánh, lựa chọn điểm đến và dịch vụ phù hợp, đặt phòng khách sạn, nhà hàng, xin cấp vi sa du

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 145 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w