Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên mô hình Michael Porter

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 36 - 38)

chung, điểm đến du lịch nói riêng dựa trên mô hình Michael Porter

Đến nay, một số công trình của các tác giả trong nước đã sử dụng mô hình M. Porter vào nghiên cứu NLCT trong hoạt động du lịch nói chung, điểm đến du lịch Việt Nam nói riêng, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:

Nguyễn Quang Vinh với luận án tiến sỹ “Khả năng cạnh tranh của các

doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”, (2011), trường Đại học Kinh tế quốc dân đã nêu lên được một số khái

niệm liên quan đến khả năng cạnh tranh bao gồm: (i) năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế; (ii) chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiêp du lịch lữ hành quốc tế, và (iii) các nhân tố tác động đến cạnh tranh. Bằng phương pháp ma trận tác giả đã kết hợp với các công cụ toán học để tiến hành thiết lập mô hình định lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng đối với

doanh nghiệp của các nhóm nhân tố. Bên cạnh đó, một hệ thống các nhân tố cấu thành gồm 6 nhân tố, 17 chỉ số [75] được xây dựng dựa trên mô hình M. Porter với mục đích phản ánh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế thông qua các yếu tố như khả năng liên kết, hợp tác và quản lý khủng hoảng theo đặc trưng của doanh nghiệp.

Đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thành phố Cần Thơ” Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 24/2015 của Đào Duy Hân sử dụng lý thuyết áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích đánh giá thực trạng NLCT của ngành du lịch Cần Thơ. Đồng thời, tác giả còn sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để tiến hành so sánh, xếp loại các đối thủ cạnh tranh (An Giang, Bến Tre, Tiền Giang) của du lịch Thành phố này. Thông qua đó, đề xuất 5 giải pháp nâng cao NLCT: (i) Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch; (ii) Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với từng thời kỳ; (iii) Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; (iv) Đầu tư vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, và (v) Phát triển du lịch bền vững [25].

Trần Thị Thuỳ Trang với luận án tiến sỹ: “Năng lực cạnh tranh du lịch của

thành phố Hồ Chí Minh”, (2015), Học viện Khoa học xã hội. Trong nghiên cứu này,

tác giả đã sử dụng cơ sở lý thuyết về du lịch điểm đến mô phỏng theo mô hình của Michael Porter nhằm đánh giá NLCT điểm đến thông qua 4 yếu tố: các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan; các điều kiện về thị trường du lịch; chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh điểm đến; các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch. Thông qua đó, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp bao gồm nhóm giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch quốc tế; khách du lịch nội địa; sản phẩm du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Vũ Văn Hùng (2016), trên cơ sở các bộ tiêu chí đánh giá NLCT ngành dịch vụ của M. Porter, của Crouch - Ritchie, của Dwyer - Kim và của WEF, tác giả đã hình thành bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với du lịch biển đảo tỉnh Khánh Hòa. Bộ tiêu chí gồm 5 nhóm nhân tố chính và 44 chỉ tiêu đánh giá: (i) Các yếu tố đầu vào hay còn gọi là các điều kiện về cung ứng dịch vụ, bao gồm: hệ thống cơ sở lưu trú;

hệ thống nhà hàng, khu ẩm thực; hệ thống giao thông công cộng; cơ sở hạ tầng vui chơi, giải trí; trung tâm mua sắm, hàng lưu niệm; (ii) Các điều kiện về cầu, bao gồm: thị trường khách du lịch; SPDL biển, đảo; (iii) Các dịch vụ hỗ trợ và có liên quan, gồm: khả năng cung ứng và chất lượng các dịch vụ hỗ trợ; sự sẵn có của các ngành phụ trợ và có liên quan; (iv) Chiến lược cạnh tranh của ngành; (v) Môi trường du lịch và vai trò của chính quyền địa phương [27].

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 36 - 38)