Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 95 - 99)

4 Chỉ số mềm là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, độ an toàn,…

3.2.1. Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa. Đây là yếu tố cấu thành đặc biệt quan trọng, đóng góp chủ yếu vào NLCT điểm đến Hải Dương.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: khá phong phú, trong đó có thể kể ra một số

điểm có giá trị như: Khu di tích danh thắng Côn Sơn (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh): từ thế kỷ thứ XIV nơi đây được chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đây là nơi có cảnh quan đẹp với nhiều di tích gắn liền tên tuổi của các danh nhân như Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán. Khu danh thắng An Phụ

(xã An Phụ, huyện Kinh Môn): là dãy núi nổi lên giữa vùng đồng bằng phía Bắc tỉnh Hải Dương với thảm rừng tự nhiên, với đỉnh cao nhất là 246m. Trên đỉnh núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liêu, tục gọi là Đền Cao và văn bia của An Phụ Sơn Từ với hai giếng nước cổ tích... hu hang động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn): còn lưu bút tích của nhiều danh nhân. Phía Bắc Dương Nham là sông Kinh Thầy lượn sát chân núi; phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông; sườn phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (động Dương Nham) được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động. hu danh lam Phượng Hoàng (xã Văn An, huyện ChíLinh): có 72 ngọn núi, mộ và đền thờ Chu Văn An - người thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam; có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trì và Giếng Son... với cảnh quan rừng thông đẹp, nhiều suối, núi đá, chùa tháp cổ kính. Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: cảnh quan đẹp dọc hai bờ sông trải dài với hệ thống di tích của Kinh Bắc với khu vực bãi bồi gắn liền với truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than, v.v…

Ngoài ra, còn có khu Ngũ Nhạc Linh Từ (Lê Lợi Chí Linh): với 5 ngọn núi tạo nên cảnh quan đẹp, là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ. Khu

rừng Thanh Mai (Bến Tắm): với chùa Thanh Mai, quê hương của Trúc Lâm Tam

Tổ. Đảo Cò Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện): với diện tích khoảng 0,3 ha nằm giữa hồ An Dương rộng 9 ha, nơi cư trú của hàng vạn con cò, vạc - nơi đây có thể chiêm ngưỡng khung cảnh khá sinh động diễn ra vào lúc bình minh và hoàng hôn.

Mỏ nước khoáng (Thạch Khôi): là một mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên

nước khoáng và sử dụng chữa bệnh. Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: trải rộng hai bên bờ sông Hương (Thanh Hà) với sản phẩm từ quả vải như rượu vải, vải khô... làm vị thuốc. Hải Dương có khoảng 1.300 ha rừng ở đai núi thấp với các loài cây dược liệu, cây làm cảnh, nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm. Đây là những giá trị đa dạng sinh học có khả năng khai thác để phát triển các SPDL, nhất là du lịch sinh thái.

Về tài nguyên du lịch văn hóa: với hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - danh

thắng với mật độ vào loại cao nhất cả nước - đây là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 3.199 di tích, trong đó có 142 di tích được xếp hạng quốc gia, đặc biệt có 04 di tích, cụm, quần thể di tích là di tích quốc gia đặc biệt và 08 bảo vật quốc gia. Tiêu biểu là Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí Linh), An Phụ - Kính Chủ - Nham Dương (Kinh Môn), Văn Miếu Mao Điền và cụm di tích Đền Bia - Đền Xưa - Chùa Giám. Các di tích mang dấu ấn của các thời đại: thời đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá

- núi Nham Dương (Kinh Môn), thời đại đồ đồng với những di chỉ, di vật quý tại Đồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tú Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà)... Văn hoá Lý - Trần, Lê, Nguyễn với hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại, danh nhân nổi tiếng. Lễ hội: với trên 700 lễ hội truyền thống, trong đó lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc tổ chức qui mô quốc gia. Ngoài ra, một s ố lễ rước lớn, biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi dân gian, diễn xướng đặc sắc như: lễ đàn Mông Sơn thí thực (lễ hội Côn Sơn); hội quân, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu (lễ hội đền Kiếp Bạc); bơi chải (lễ hội Đền Quát) (Gia Lộc); Đình Cậy. Hải Dương có hàng trăm Làng nghề truyền thống, trong đó 51 làng được cấp Bằng công nhận danh hiệu làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống có giá trị du lịch như: làng gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng)...

Hải Dương còn sở hữu tài sản văn hoá phi vật thể, trong đó nổi bật nhất là văn nghệ dân gian: với 191 đội chèo quần chúng, 03 phường múa rối nước, 08 đoàn xiếc tư nhân hoạt động theo hướng xã hội hóa. Hải Dương là một trong những “nôi” chèo của vùng ĐBBB với Chiếu chèo Đông - vốn nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ XX. Hải Dương cũng được xem là “nôi” của nghệ thuật rối nước với những phường rối nước nổi tiếng: Hồng Phong (Ninh Giang), Thanh Hải (Thanh Hà), v.v. Các Danh nhân tiêu biểu: nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước, tiêu biểu là: 2 nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh (thời Bà Trưng); là Khúc Thừa Dụ - người khởi đầu cho thời kỳ khôi phục và xây dựng nền độc lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc; là các

quan, tướng lừng danh: Yết Kiêu, Trần Khắc Chung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa… (thời Trần); là Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (thời Lê sơ); là Nguyễn Hữu Cầu - người anh hùng nông dân khởi nghĩa nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII (thời Lê mật); là Đốc Tít, Đỗ Quang - những anh hùng cần vương chống Pháp (thế kỷ XIX) v.v... Với truyền thống hiếu học và khoa bảng, Hải Dương đứng đầu cả nước về số người đỗ đạt cao, 498 tiến sĩ nho học với 11 trạng nguyên.

Ngoài ra, với hệ thống bảo tàng - nhà văn hoá gồm các thiết chế văn hoá cấp tỉnh chủ yếu tập trung tại TP. Hải Dương - nơi có Bảo tàng tỉnh với hơn 41 ngàn hiện vật, trong đó có 16 bộ sưu tập hiện vật gốm; Thư viện tỉnh với hơn 92 ngàn bản sách có thể phục vụ trên 50 ngàn lượt người/năm. Đồng thời, Hải Dương còn có văn hoá ẩm thực phong phú, đa dạng, tinh tế, hấp dẫn, như: gạo nếp cái hoa vàng ( inh

Môn, Cẩm Giàng), vải thiều (Thanh Hà), dưa hấu (Gia Lộc), chuối mật (Chí Linh)

… bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn (TP. Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng)... Hải Dương đã tập trung xây dựng, tôn tạo các công trình di tích với quy mô lớn nhất nước, góp phần nâng vị thế “văn hoá xứ Đông” lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh - tín ngưỡng, tham quan, nghiên cứu học tập của du khách khi đến Hải Dương. Như vậy, có thể nói Hải Dương là điểm đến du lịch giàu tài nguyên du lịch - nơi đây đang dần trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá mới chỉ có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nội địa, trong đó chủ yếu là dòng khách tâm linh, còn sức hút đối với du khách nước ngoài chưa đáng kể. Nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị ở Hải Dương xuống cấp, nhất là môi trường tự nhiên. Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá chưa phù hợp với phát triển du lịch. Số dự án du lịch triển khai thực tế còn rất ít. Việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch chưa mang lại hiệu quả tương xứng. Các doanh nghiệp được giao

quản lý khai thác các danh lam thắng cảnh hầu như chỉ khai thác sản phẩm có sẵn của thiên nhiên mà chưa quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp tôn tạo.

Kết quả khảo sát từ phương pháp chuyên gia cho thấy, đối với tiêu chí “Tài nguyên du lịch”, thì yếu tố Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có số điểm cao nhất (4,0 điểm), Ẩm thực đa dạng và Lễ hội, làng nghề, lối sống truyền thống đặc sắc có số điểm thấp nhất (3,0 điểm) (xin xem bảng 3.5).

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w