Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương trong bối cảnh mớ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 140 - 143)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

4.2.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương trong bối cảnh mớ

Dương trong bối cảnh mới

Căn cứ vào vai trò và vị trí của Hải Dương trong “Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cũng

như tốc độ tăng trưởng du lịch thời gian qua và xu hướng phát triển trong tương lai; dựa trên lợi thế về tài nguyên du lịch, về sản phẩm du lịch, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Hải Dương… định hướng phát triển du lịch tỉnh Hải Dương [72] trong bối cảnh mới nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương có thể bao gồm:

Thứ nhất, về định hướng phát triển sản phẩm: du lịch sinh thái tiếp tục là xu

hướng phát triển mạnh vì những lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cũng như phản ánh mối quan tâm của du khách đến phát triển bền vững. Sự xuất hiện các

thuật ngữ “du lịch xanh”, “du lịch thân thiện môi trường”, “du lịch không rác thải nhựa”… ngày càng gia tăng trong lựa chọn của du khách. Theo đó, cần đa dạng hóa SPDL làm tiền đề để phát triển hệ thống các SPDL, trong đó có SPDL đặc thù. Các dòng sản phẩm du lịch được phân thành các nhóm: SPDL đặc thù, SPDL chính và SPDL bổ trợ theo các địa phương trực thuộc tỉnh.

Thứ hai, về định hướng thị trường du lịch: là nhân tố quan trọng của sự phát

triển, để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần có những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường và không ngừng mở rộng, phát triển thị trường. Theo đó, cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng loại đối tượng du khách khác nhau để xúc tiến quảng bá một cách phù hợp và thu hút du khách cũng như xây dựng các SPDL đặc thù nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương, với các định hướng như sau:

Một là, đối với thị trường du lịch quốc tế: có thể hình thành và xây dựng một

số SPDL tương ứng như đối với: (i) Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm: a/ Thị trường Trung Quốc (Đài Loan và Hồng Kông): Chiếm thị phần lớn so với các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Trung tâm du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng. Tập trung cung cấp dịch vụ ăn uống đặc sản, bán sản vật, hàng lưu niệm địa phương… b/ Thị trường Nhật Bản: Có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày, tuy nhiên yêu cầu rất cao về chất lượng SPDL và dịch vụ, đảm bảo an ninh, an toàn, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Du khách quan tâm nhiều đến các SPDL văn hóa và thích mua sắm hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. c/ Thị trường Hàn Quốc: đang có xu hướng tăng; du khách có khả năng thanh toán cao. Du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu các giá trị văn hóa. d/ Các nước ASEAN: đối tượng được ưu tiên tạo điều kiện vào du lịch Việt Nam và là những thị trường tiềm năng. (ii) Khu vực châu Âu, là những thị trường tiềm năng, gồm: a/ Pháp: là thị trường chính, với nhu cầu du lịch về văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề… b/ Các thị trường khác như Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch... đòi hỏi cao về chất lượng các dịch vụ và SPDL mang tính văn hóa... du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tham quan….

Hai là, đối với thị trường khách du lịch nội địa: đa dạng, gồm nhiều tầng lớp

xã hội, địa vị, nghề nghiệp, du lịch theo gia đình, theo nhóm lẻ, hoặc đi theo đoàn... với mục đích chính là: du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch cuối tuần, du lịch lễ hội tín ngưỡng, du lịch sinh thái, du lịch công vụ… cần được đặc biệt quan tâm khai thác thị trường này trong giai đoạn phát triển mới. Có thể phân theo một số loại hình sau:

+ hách du lịch tham quan thắng cảnh: chiếm một tỷ trọng đáng kể, đến từ

khắp mọi miền đất nước với đủ thành phần xã hội, nghề nghiệp và lứa tuổi, nhất là học sinh, sinh viên với mục đích chính là tham quan các di tích danh thắng v.v…

+ Khách du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí: đang phát triển rất nhanh,

nhất là du khách ở Hà Nội. Do vậy, họ thường có nhu cầu đi du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí...

+ hách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: chủ yếu là khách du lịch lớn tuổi, hộ

kinh doanh... với mục đích cầu may, cầu phúc, cầu lộc thường đến các lễ hội như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Cao, đền Tranh, đền Sinh, đền Hoá...

+ hách du lịch sinh thái: hầu hết là cán bộ, sinh viên, học sinh,... Các hoạt

động du lịch này thường được tổ chức quanh năm. Theo đó, có thể phát triển du lịch sinh thái ở Đảo Cò; rừng Thanh Mai, hệ sinh thái đất ngập nước dọc sông Hương,...

+ Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: là cán bộ, công nhân viên

trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch với nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp. Loại hình du lịch này thường diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết và tập trung chủ yếu ở TP. Hải Dương, TP. Chí Linh và các trung tâm huyện. Xu hướng này phù hợp với du lịch nội địa và giữ vai trò duy trì sự ổn định, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid -19; xu hướng lựa chọn các điểm du lịch gần, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, kế hoạch đi du lịch được xây dựng sát với thời điểm chuyến đi và có thể thay đổi linh hoạt…

Thứ ba, định hướng hoạt động xúc tiến quảng bá: theo hướng có hiệu quả.

Xác định xúc tiến quảng bá du lịch giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với hoạt động kinh doanh du lịch mà còn với hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn.

Nghiên cứu triển khai xúc tiến quảng bá như: Tiến hành nghiên cứu đặc điểm các thị trường trọng điểm của du lịch và khả năng “cung” để có kế hoạch xúc tiến phù hợp; Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện định hướng phát triển SPDL đã xác định theo quy hoạch; Xác định các kênh để đưa thông tin tới thị trường trọng điểm; Phát hành ấn phẩm quảng bá; tham dự các hội chợ, triển lãm về du lịch ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế; nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch Hải Dương. Đẩy mạnh hoạt động thu hút các tập đoàn du lịch có uy tín quốc tế đầu tư phát triển du lịch tại Hải Dương. Định hướng hoạt động xúc tiến quảng bá trong giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, thực hiện quảng bá theo đặc điểm thị trường. Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh du lịch tại các trung tâm du lịch trong nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, v.v…

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 140 - 143)