Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu
4.1.3. Bối cảnh của Hải Dương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương trong bối cảnh mới đã được cụ thể hóa trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVII (nhiệm kỳ 2020
- 2025). Theo đó, du lịch và dịch vụ được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào chương trình nông thôn mới và chính sách giảm nghèo bền vững cho cộng đồng trên địa bàn.
Với vị thế là địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng du lịch đa dạng phong phú, đặc biệt là di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - nơi có điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia [35], Hải Dương được xác định là điểm đến có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB cũng như chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Một số yếu tố nguồn lực cho phát triển du lịch Hải Dương là cơ sở quan trọng cho nâng cao NLCT điểm đến du lịch, nhất là một số tài nguyên có giá trị đặc biệt, các di tích văn hóa lịch sử - cách mạng; các giá trị văn hóa của địa phương (lễ hội, làng nghề); các đặc sản nổi tiếng gắn với tên tuổi Hải Dương …
Mức tăng trưởng của dòng du khách trong nước và quốc tế đến Hải Dương, đến vùng ĐBSH và cả nước thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt nhu cầu tham quan, nghiên cứu, văn hóa cộng đồng, sinh thái, nghỉ dưỡng… của du khách ngày càng tăng. Tuy nhiên, SPDL, đặc biệt SPDL chất lượng cao, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Điểm đến du lịch Hải Dương có thể sẽ bị ảnh hưởng đến “cầu” du lịch trong ngắn hạn. Dù vậy, xu hướng “cầu” của các thị trường khách du lịch đối với du lịch chất lượng cao tại điểm đến du lịch Hải Dương được dự báo là gia tăng. Dự báo năm 2025 Hải Dương sẽ đón được 2,5 - 2,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2030 đạt 3,4 - 3,8 triệu lượt khách; và đến năm 2050 sẽ đạt được khoảng 7,0 - 7,6 triệu lượt khách quốc tế [36].
Như vậy, có thể nói bối cảnh trong nước và quốc tế mới ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng. Bên cạnh cơ hội, điểm đến Hải Dương sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro và chúng nằm
trong mọi chiều cạnh được nhìn nhận tích cực. Cả mặt tích cực và tiêu cực đan xen nhau, có thể chuyển hoá lẫn nhau và đó là lý do vì sao cơ hội có thể biến thành thách thức và ngược lại. Vì thế, cần nhận thức rõ cả cơ hội, thách thức, sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp để nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới.