Khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Hải Dương theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 144 - 145)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

4.3.2. Khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Hải Dương theo hướng phát triển bền vững

triển bền vững

a) Mục đích: Đảm bảo việc khai thác và quản lý tài nguyên du lịch một cách

phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhằm tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách tại điểm đến du lịch Hải Dương.

Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn theo hướng bền vững. Rà soát lồng ghép và điều chỉnh hợp lý phương án quy hoạch tổng thể, nhất là về tổ chức các không gian kinh tế chức năng, phù hợp trên cơ sở những phân tích khoa học khách quan. Tập trung phối hợp trong khai thác và quản lý tài nguyên du lịch một cách phù hợp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hoạt động du lịch ngoài trời và dựa vào thiên nhiên, trong đó có du lịch nội địa (stay cation) và xu hướng du lịch mới của du khách như hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và thiếu bền vững; du lịch cộng đồng hướng tới những trải nghiệm chân thực, trách nhiệm và bền vững; du lịch MICE (gặp gỡ, hội nghị, triển lãm…), du lịch chữa bệnh, điền trang cuối tuần, xu hướng du lịch thanh niên, thăm bạn bè và người thân, du lịch kết hợp công việc và nghỉ dưỡng (travel for “bleisure”)...

Đẩy mạnh số hoá trong công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn, trong đó, coi nhu cầu của du khách, người dân và DN làm trung tâm, cũng như trong quản lý điểm đến, chia sẻ và làm giàu dữ liệu điểm đến để phát huy nội hàm văn hoá, giá trị gia tăng về du lịch… Triển khai số hóa các dữ liệu liên quan làm cơ sở cho việc quy hoạch và định hướng chiến lược quản lý bền vững tài nguyên du lịch Hải Dương, bao gồm bản đồ định vị toàn cầu và hệ thống thông tin viễn thám (GPS và GIS) để làm cơ sở cho việc quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch theo hướng hình thành “điểm đến du lịch thông minh” trên địa bàn. Triển khai các hoạt động trực tuyến, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, kết nối liên thông với các Bộ, ngành liên quan và từ Trung ương đến địa phương.

Nâng cao tính hiệu quả của hoạt động QLNN, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn, nhất là việc quản lý khai thác tài nguyên du lịch để đảm bảo các mục tiêu phát triển du lịch Hải Dương theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 144 - 145)