Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và xuất phát từ khoảng trống nêu trên, luận án nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Tiêu chí nào được đề xuất để nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương?
-Những nhân tố nào ảnh hưởng đến NLCT điểm đến du lịch Hải Dương?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương trong giai đoạn 2016 đến 2020 như thế nào?
- Cần có giải pháp và kiến nghị gì để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hải Dương trong bối cảnh mới?
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tập trung tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề của luận án, cụ thể là: Hệ thống hoá và khái quát hoá một số công trình chủ yếu (xuất bản phẩm, công trình, đề tài nghiên cứu các cấp, luận án, sách, bài tạp chí quốc tế, bài tạp chí chuyên ngành…) trong và ngoài nước bàn đến một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng tiếp cận từ mô hình Ritchie và Crouch; mô hình Dwyer và Kim; mô hình Michael Porter và một số mô hình khác…
Trong đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tác giả/ các tác giả trong nước khá phong phú, đó là việc sử dụng các mô hình khác nhau,… để nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng, ví dụ các công trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch nói chung, như: năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch của Cần Thơ; thành phố Hồ Chí Minh; Huế; Cát Bà (Hải Phòng); du lịch biển…; hoặc công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nói riêng, như: năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Việt Nam; của Hạ Long (Quảng Ninh); của biển Nam Trung Bộ; của Đà Nẵng… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh Hải Dương.
Qua nghiên cứu và tổng quan các công trình liên quan đã công bố, Luận án rút ra 6 đánh giá chung, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và 4 câu hỏi nghiên cứu liên quan đến đề tài. Theo đó, luận án đã xác định định hướng nghiên cứu nhằm tập trung giải quyết khoảng trống nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
CHƯƠNG 2