Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu
3.3.1. Về thành tựu
-Trên cơ sở hệ thống luật pháp, chiến lược, định hướng phát triển du lịch của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Hải Dương đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường thể chế, như ban hành một số chính sách đầu tư hợp lý cũng như quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh mới để phát huy các nguồn lực vật chất có sẵn trên địa bàn. Từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường năng lực QLNN về du lịch từ nghiên cứu khoa học đến công tác quy hoạch để hỗ trợ hoạt động quản lý và kinh doanh, nhất là việc triển khai đề án về xây dựng SPDL; nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Đảo Cò; v.v…; phê duyệt ưu đãi đầu tư và tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ… Năng lực của cơ quan QLNN về du lịch nói chung, quản lý điểm đến của Hải Dương được quan tâm, chú trọng phát triển hệ thống SPDL. Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp du
lịch, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành phát triển.
- Nguồn tài nguyên và văn hóa du lịch phong phú từng bước được quan tâm tổ chức khai thác hợp lý. Sản phẩm du lịch bước đầu được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng, thị trường du lịch ngày càng được mở rộng. Xác định được hướng khai thác tiềm năng du lịch như: du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân, du lịch lễ hội - tín ngưỡng, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh - dưỡng sinh, du lịch hội nghị - hội thảo và tham quan cảnh quan - sinh thái, hình thành một số khu du lịch có sức cạnh tranh. Lượng du khách đến Hải Dương không ngừng tăng. Tỷ trọng so với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tăng từ 2,5% năm 2009 lên 5,5% năm 2019. Tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GRDP toàn tỉnh tăng khá nhanh, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Công tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch Hải Dương được chú trọng. Các doanh nghiệp du lịch chủ động tham gia hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch trong và ngoài nước; từng bước đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh vùng đất và con người Hải Dương đến với du khách trong nước và quốc tế…
- Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư phát triển, triển khai xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch của địa phương, góp phần tạo nên diện mạo mới cho địa phương. Công tác đầu tư đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau đem lại hiệu quả nhất định về phát triển kinh tế - xã hội.
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được chú trọng và từng bước kết hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch Hải Dương. Môi trường du lịch của các điểm đến trên địa bàn được quan tâm.
- Triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể phù hợp
đảm bảo môi trường xã hội như an ninh trật tự, kể cả đối với các khu, điểm du lịch, góp phần đảm bảo môi trường du lịch xã hội trong hoạt động du lịch.