Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 102 - 111)

4 Chỉ số mềm là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, độ an toàn,…

3.2.3. Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch Hải Dương

Trên cơ sở xác định hướng khai thác tiềm năng du lịch như: du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân, du lịch lễ hội - tín ngưỡng, du lịch nghỉ dưỡng làng quê, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh - dưỡng sinh, du lịch hội nghị - hội thảo và du lịch tham quan cảnh quan - sinh thái, hình thành một số khu du lịch có sức cạnh tranh ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Chu Đậu, TP. Hải Dương, v.v. Hải Dương từng bước đa dạng hoá và nâng cao chất lượng SPDL, có thể kể ra một số SPDL chính và SPDL tiềm năng/hoặc chưa được tập trung khai thác như sau:

-Du lịch tham quan: là nhóm SPDL phổ biến nhất hiện nay. Du khách thường

đến với các điểm di tích tiêu biểu, nổi tiếng về lịch sử văn hóa như: Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng, Văn miếu Mao Điền, đền Khúc Thừa Dụ, v.v…; các điểm danh thắng cảnh quan như: An Phụ, Kính Chủ, rừng Thanh Mai, sông Hương, v.v... ; các làng nghề gốm Chu Đậu (Nam Sách), làng chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng) v.v…

- Du lịch lễ hội: được xem là “thế mạnh” của Hải Dương nhưng theo mùa vụ,

với các lễ hội tiêu biểu đã thu hút được du số lượng du khách hàng năm đến với Hải Dương tăng khá nhanh, gồm: Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, lễ hội đền Cao An Phụ, lễ hội chùa Nhẫm Dương, lễ hội Văn Miếu Mao Điền, đền Tranh v.v… Trong đó, khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu du lịch quốc gia với nhiều loại SPDL. Hàng năm, lượng du khách đến đây nhiều nhất vào 2 mùa lễ hội tại Côn Sơn là mùa Xuân và mùa Thu. Tốc độ tăng trưởng khách giai đoạn 2016 - 2019 khoảng 20%, năm 2019 đạt trên 1,2 triệu lượt khách. Đối với khu du lịch An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương đang được khai thác ở dạng tự nhiên, đón khách đến với mục đích tâm linh tham quan, chiêm bái đền, chùa và khám phá hang động, chưa có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch nên mặc dù hấp dẫn về cảnh quan nhưng chất lượng SPDL thấp, chưa đồng bộ, chưa thu hút được khách du lịch thuần tuý.

- Du lịch sinh thái: có tiềm năng phát triển dựa trên việc khai thác các giá trị

cảnh quan và sinh thái vùng đồi núi và địa hình Kaster ở TP. Chí Linh và huyện Kinh Môn... đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước đồng bằng điển hình còn bảo tồn được tại Đảo Cò (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện). Đảo Cò hiện mới chỉ có

SPDL trải nghiệm ngồi thuyền đi tham quan quanh đảo, chưa đúng với mục đích du lịch sinh thái và bản chất trải nghiệm trong du lịch. Dù du khách nhu cầu nghỉ lại qua đêm, nhưng hệ thống cơ sở lưu trú, các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách lưu trú hạn chế nên lượng khách đến đây còn ít, chủ yếu là khách quanh vùng có thể đi về trong ngày và một số khách đi theo tour Hà Nội - Hải Phòng.

- Ngoài ra, Hải Dương còn có một số loại hình du lịch như: Du lịch trang trại: là nhóm SPDL tham quan các vùng cây đặc sản với trọng tâm là các trang trại vải, ổi Thanh Hà, nhưng chưa được đầu tư khai thác; Du lịch thể thao kết hợp giải trí: chưa phổ biến song được xem là có triển vọng phát triển; du lịch golf phát triển ở sân golf Ngôi Sao Chí Linh (TP. Chí Linh)... Du lịch làng nghề: với hàng trăm làng nghề, nhưng mới thu hút được một số ít du khách đến tham quan mang tính “bổ sung” trong các tours trọn gói trên địa bàn; Du lịch công vụ, hội nghị - hội thảo

(MICE): phát triển ở TP. Hải Dương với quy mô hạn chế. Đây là nhóm SPDL có

tiềm năng, đặc biệt khi TP. Chí Linh và huyện Kinh Môn trở thành các đô thị động của tỉnh Hải Dương...

So với tài nguyên du lịch cùng loại trong vùng ĐBSH, Hải Dương có một số SPDL đặc thù, luận án đã tiến hành khảo sát 06 SPDL đặc thù, bao gồm: (i) Múa rối nước Hồng Phong (huyện Ninh Giang), (ii) Làng Tiến sĩ Mộ Trạch (huyện Bình Giang), (iii) Đảo Cò (huyện Thanh Miện), (iv) Hồ Bến Tắm và rừng Phong lá đỏ Thanh Mai (TP. Chí Linh), (v) Sông Hương (huyện Thanh Hà), (vi) làng gốm cổ Chu Đậu (huyện Nam Sách) [35]. Đây là cơ sở quan trọng cho quá trình tạo sự khác biệt trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương. Kết quả như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát một số sản phẩm du lịch đặc thù/duy nhất của Hải Dương so với tài nguyên du lịch cùng loại trong vùng ĐBSH TT Tên sản phẩm

du lịch đặc thù

Thực trạng Ý tưởng phát triển SPDL đặc thù

1 Múa Rối nước Hồng Phong

(huyện Ninh

- SPDL khá đơn sơ

- Chủ yếu phục vụ du khách đến “xem” biểu diễn rối nước

Tạo SPDL: “Về với nghệ thuật rối nước Việt”, trong đó:

Giang) - Giá trị tài nguyên cấu thành SPDL rất hạn chế, chưa tạo thành SPDL đặc thù. - Dịch vụ du lịch khá đơn điệu, thiếu chuyên nghiệp và môi trường tự nhiên chưa được đảm bảo

nguyên cấu thành - Du khách xem, tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử nghệ thuật

- Trực tiếp trải nghiệm thực hành biểu diễn rối nước; tham gia chế tác tạo ra con rối…

2 Làng Tiến sĩ Mộ Trạch

(huyện Bình Giang)

- Chưa được khai thác và phát huy tốt các giá trị vốn có

- Dịch vụ du lịch còn đơn điệu, ít để lại ấn tượng với du khách

- Chưa hình thành sự liên kết giữa các điểm du lịch như: Làng Tiến sĩ Mộ Trạch (Bình Giang) - Văn Miếu Mao Điền (Cẩm Giàng) - đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ và danh thắng Phượng Hoàng thờ thầy giáo Chu Văn An (TP. Chí Linh)

Tạo thành SPDL đặc thù cấp vùng và quốc gia “Con đường khoa cử Việt”, nhằm:

- Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch sẵn có.

- Tăng cường liên kết giữa các điểm du lịch tại đây để du khách có thể tìm hiểu về truyền thống khoa cử. 3 Đảo Cò (huyện Thanh Miện)

- Điểm đến có giá trị tài nguyên sinh thái, đa dạng sinh học còn lại duy nhất ở khu vực này. Nơi sinh sống của trên 2 vạn cá thể cò, vạc với cảnh quan làng quê điển hình ở vùng ĐBSH

- Hiện là SPDL tham quan, quan sát chim thuần túy.

- Các dịch vụ đơn giản, chưa phù hợp với nguyên tắc của du lịch sinh thái. - Quỹ môi trường toàn cầu hỗ trợ thông qua Dự án GEF/ SGP/ VN99-004 với mục đích xây dựng Đảo Cò thành Trung tâm giáo dục môi trường tỉnh Hải Dương.

- Dự án “Phát triển du lịch cộng đồng” được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt

Có thể phát triển SPDL đặc thù: “Tìm về các giá trị sinh thái cộng đồng vùng ĐBSH”. Theo đó, du khách sẽ có những trải nghiệm khó có thể tìm được ở bất cứ đâu ở vùng ĐBSH về những giá trị sinh thái, cảnh quan của hệ sinh thái đất ngập nước gắn với cuộc sống, lao động sản xuất của cộng đồng

tại Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 06/11/2012 nhưng chưa phát triển đúng với nguyên tắc của loại hình du lịch cộng đồng. 4 Hồ Bến Tắm và rừng phong lá đỏ Thanh Mai (TP. Chí Linh) - Dịch vụ du lịch chưa phát triển - Số ít khách đến vãn cảnh chùa Thanh Mai và tham quan rừng phong

Xây dựng SPDL đặc thù “Du lịch nghỉ dưỡng - thiền” dựa trên cơ sở khai thác lợi thế tài nguyên du lịch nổi trội khu vực…

5 S ng Hương

(huyện Thanh Hà)

- Chiều dài 21,5km, hai bên bờ sông xanh mát tạo cảnh quan đẹp

- Có các di tích cổ kính thờ phật theo phái Đại Thừa và Tam tổ Trúc Lâm - Hoạt động du lịch bao gồm tham quan cây vải Tổ và vùng cây ăn quả

- Cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm dịch vụ mua sắm, điểm kết nối giao thông, bãi đỗ xe chưa đáp ứng yêu cầu

- Đa dạng hóa các hoạt động du lịch

- Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. 6 Làng gốm cổ Chu Đậu (huyện Nam Sách)

- Nằm hầu hết trên diện tích đất thổ cư của người dân trong thôn đã từng là nơi sản xuất gốm và có thể từng là dấu tích các lò gốm cổ cách đây 500 năm

- Hiện các SP gốm Chu Đậu chủ yếu để xuất khẩu và bán cho du khách

- Chưa có không gian trải nghiệm làm gốm và nghe giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển của nghề gốm cổ này

Xây dựng SPDL đặc thù “Con đường gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt” nhằm khắc phục hạn chế, tạo sự khác biệt thu hút du khách đến với Hải Dương

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2021.

Như vậy, có thể nói hệ thống SPDL của Hải Dương khá phong phú, bước đầu đã hình thành nhưng việc khai thác còn hạn chế và chưa được đầu tư để đa dạng hóa các nhóm SPDL như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, du lịch theo chuyên đề… nhất là tính trải nghiệm trong các nhóm SPDL chưa cao. Đặc biệt, các SPDL đặc thù dựa trên việc khai thác các điểm tài nguyên du lịch duy nhất hoặc đặc

sắc/nổi trội mang bản sắc riêng của địa phương thì hầu như chưa có và chưa phát triển phù hợp. Việc xây dựng một số SPDL mang tính đặc thù của Hải Dương được xác định trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh chưa có sự đầu tư phát triển như mong muốn… Chưa tạo được điểm nhấn, chưa có những SPDL đặc thù, độc đáo; sản phẩm giữa khu/ điểm du lịch chồng chéo; hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít; thiếu vắng các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; các khu/ điểm du lịch nhỏ lẻ và trùng lắp, chưa hình thành r nét đặc trưng của điểm đến du lịch.

Về thị trường du lịch, trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của mình, du

lịch Hải Dương đã mở rộng thị trường, trong đó, giai đoạn từ 2016-2019, tốc độ tăng trưởng trung bình về lượng khách du lịch đến Hải Dương đạt 8,4%/năm, thu nhập du lịch đạt 9,8%/năm và số lao động du lịch trực tiếp đạt 9,6%/năm. Tỷ lệ du khách lưu trú trong tổng số khách du lịch đến Hải Dương không cao, khoảng 30%. Năm 2016, du khách lưu trú đạt 1.220.000 lượt và tăng lên 1.525.000 vào năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng trung bình đạt 7,7%/năm thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình về khách. Đây là tốc độ tăng trưởng du lịch khá cao so với mặt bằng chung của du lịch vùng ĐBSH&DHĐB cũng như du lịch Việt Nam cùng thời điểm. Năm 2019 có khoảng 4.295.000 lượt khách tăng 8,73% so với cùng kỳ năm 2018 (trong đó trên 300.000 lượt khách quốc tế) với gần 1,3 triệu lượt khách lưu trú, thu nhập du lịch đạt trên 1.750 tỷ đồng, tăng 6,64% so với cùng kỳ năm 2018 (trong đó khách quốc tế đạt 315.000 lượt, khách nội địa đạt 1.210.000 lượt); khách không lưu trú:

2.770.000 lượt tăng 9,92% so cùng kỳ năm 2018 [05]; tạo ra trên 29 ngàn việc làm cho xã hội, trong đó có trên 21 ngàn việc làm trực tiếp. Khách du lịch tuy đông nhưng đi du lịch thuần túy, lưu trú qua đêm ở Hải Dương chưa cao và tỷ lệ giữa khách lưu trú trên tổng lượng khách du lịch đến Hải Dương lại giảm. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, toàn tỉnh chỉ đón được 1.600.000 lượt khách, giảm 62% so với năm 2019; trong đó có 278.000 lượt khách có lưu trú, giảm khoảng 53% so với năm 2019 (Biểu đồ 3.1).

- Khách du lịch nội địa: trung bình chiếm trên dưới 90%/ năm tổng lượng du

khách đến Hải Dương. Ngoài Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi tập trung thu hút du khách, các điểm di tích cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại khá thuận tiện, gần thủ đô Hà Nội và các tỉnh có du lịch phát triển như Hải Phòng, Quảng Ninh… Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng khách nội địa đến Hải Dương ở mức trung bình (đạt trên 7,0%/năm giai đoạn 2016 - 2019). Nếu năm 2016, đón 2.145.000 lượt khách thì đến năm 2019 con số này là 2.630.000. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 thị trường khách du lịch nội địa đã giảm chỉ còn khoảng trên 1 triệu lượt khách.

Đơn vị: Người

Biểu đồ 3.1: Lượng khách du lịch đến Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2021

Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trưởng về lượng khách lưu trú, lượng du khách nội địa đến Hải Dương thường đi theo nhóm từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc, không sử dụng dịch vụ lưu trú tăng nhanh do khách thường đi về trong ngày (khách du lịch lễ hội, khách tham quan) từ Hà Nội, khách “transit” trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh; hoặc du khách đi theo tour trong vùng mà Hải Dương chỉ là điểm dừng chân tham quan. Chỉ khách công vụ và khách đi theo bản hội (tín ngưỡng thờ Mẫu) sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm. Đây là một đặc điểm khá đặc thù của du lịch Hải Dương, tác động đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch của địa phương. Điều đó cho thấy, thị trường khách nội địa đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Hải Dương.

- Khách du lịch quốc tế: chủ yếu theo hệ thống các tuyến du lịch quốc gia,

trong đó quan trọng là tuyến du lịch Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long và các địa phương ở phía Nam (TP. HCM, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…). Đây là những trung tâm thu hút và phân phối khách quốc tế lớn của cả nước. Tổng lượt khách du lịch quốc tế đến với Hải Dương giai đoạn 2016-2019 với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 5,03%, tăng nhẹ nhưng liên tục qua các năm; năm 2019, khách du lịch quốc tế đến Hải Dương chủ yếu là khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (chiếm khoảng 59%), số còn lại là khách ở các thị trường khác: Tây Âu, các nước ASEAN...; Khách lưu trú chủ yếu là khách công vụ: khách MICE chiếm 54%; nghiên cứu khoa học 14%, du lịch thuần tuý 24%, khác 8%... Tỷ lệ số lượng khách quốc tế trong tổng số khách du lịch đến Hải Dương giai đoạn 2016-2019 khá ổn định và chiếm trên dưới 20% với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 18,5%/ năm. Nhưng ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Hải Dương thấp hơn ngày lưu trú trung bình cả nước. Dù lượng khách quốc tế đã vượt mức chỉ tiêu đề ra trong “Đề án Phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn 2016-2020”. Riêng năm 2020 khách quốc tế đến Hải Dương đã giảm tới gần 80% so với năm 2019. Tuy tốc độ tăng trưởng khá nhưng so với các địa phương khác thì lượng du khách quốc tế đến Hải Dương còn hạn chế.

Đơn vị: Người

290000 300000 315000

210000

59800

Biểu đồ 3.2: Lượng khách quốc tế đến Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020

Thu nhập từ du lịch: Mức chi tiêu trung bình của du khách thấp, trong đó mức

chi tiêu trung bình của một khách du lịch quốc tế đến Hải Dương năm 2019 khoảng 1.000.000 đồng (tương đương 40 USD)/ngày/đêm; con số tương ứng khách nội địa khoảng 720.000 đồng (tương đương 30 USD)/người/ngày/đêm. Phần lớn chi tiêu của du khách dành cho các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển và tham quan. Các khoản chi cho dịch vụ giải trí vui chơi, mua sắm rất hạn chế, vì vậy mức độ gia tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch còn thấp. Những năm gần đây, thu nhập từ du lịch đã tăng, nếu như năm 2013, thu nhập từ du lịch đạt 1.130 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 102 - 111)