Mô hình kết hợp về năng lực cạnh tranh điểm đến của Dwyer và Kim

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 62 - 64)

2 PCI là kết quả của dự án hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

2.2.3. Mô hình kết hợp về năng lực cạnh tranh điểm đến của Dwyer và Kim

Dựa trên cơ sở mô hình của Ritchie và Crouch, Dwyer và Kim đã xây dựng nên một mô hình tích hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Trong đó, mô hình đưa ra các nhóm yếu tố chính bao gồm: (i) tài nguyên; (ii) điều kiện hoàn cảnh; (iii) cầu; (iv) quản lý; (v) mối liên hệ giữa các yếu tố (Hình 2.4). Cụ thể là:

(i) Các tài nguyên bao gồm: tài nguyên có sẵn; tài nguyên tạo ra và tài nguyên phụ trợ. Tài nguyên sẵn có là tài nguyên tự nhiên như núi, rừng, hồ, sông, suối,… và tài nguyên di sản như ngôn ngữ, văn hóa,… Các tài nguyên tạo ra bao gồm cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động, sự kiện, vui chơi giải trí,… Trong khi đó, các tài nguyên phụ trợ là cơ sở hạ tầng chung, chất lượng dịch vụ, sự mến khách, các mối liến kết thị trường,… Các tài nguyên này cùng tạo nên đặc điểm đặc trưng của một điểm đến du lịch để từ đó thu hút khách du lịch đến tham quan và góp phần tăng khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch.

(ii) Các điều kiện hoàn cảnh là sự ảnh hưởng từ thể chế kinh tế, xã hội đặc điểm dân cư, môi trường, pháp luật… tác động đến môi trường hoạt động của du lịch. Những ảnh hưởng này có thể có tác động tiêu cực hay tích cực đến giới hạn, khả năng khai thác các tài nguyên du lịch cũng như khả năng cạnh tranh của điểm đến.

(iii) Cầu bao gồm sở thích du lịch, hiểu biết về điểm đến du lịch và hình ảnh quảng bá của điểm đến. Yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến NLCT thông qua loại hình sản phẩm, dịch vụ và sự phát triển của điểm đến du lịch.

(iv) Quản lý điểm đến bao gồm các nhân tố tăng cường khả năng khai thác các tài nguyên du lịch (tự nhiên, di sản, tạo ra) đồng thời cải thiện chất lượng, hiệu suất các tài nguyên phụ trợ sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.

(v) Mối liên hệ giữa các yếu tố: Sự tương tác của tất cả các yếu tố (i), (ii), (iii), (iv) sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thông qua các chỉ số năng lực cạnh tranh cứng3 hoặc mềm4.

Hình 2.4: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh điểm đến của Dwyer và Kim

Nguồn: Dwyer và Kim, 2003

Tiêu chí để đo lường NLCT là sự bền vững về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch mang lại. Mô hình tích hợp này đã chứng minh rằng NLCT cao đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện bằng các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống. Mặt khác, dân bản địa là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc tạo ra NLCT điểm đến du lịch, do sự ủng hộ và tham gia tích cực của người dân địa phương vào các chương trình, hoạt động phát triển du lịch sẽ đem lại hiệu quả cao trong thu hút du khách và ngược lại, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w