Các nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên mô hình Dwyer và Kim

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 27 - 29)

Dwyer và Kim

Đến nay, ngoài mô hình Crouch và Ritchie một số công trình nghiên cứu điểm đến du lịch dựa trên mô hình Dwyer và Kim (2003). Chẳng hạn, các tác giả Tanja, Vladimir, Nemja và Tamara (2011) đã triển khai nghiên cứu mô hình tích hợp đa yếu tố nhằm đánh giá NLCT điểm đến du lịch của đất nước Serbia. Kết quả của nghiên cứu này là Serbia có lợi thế về các loại hình du lịch tự nhiên, văn hóa nhưng lại gặp hạn chế về khả năng quản lý. Cũng dựa trên mô hình Dwyer và Kim (2003) nhà nghiên cứu Armenski và cộng sự sử dụng trong nghiên cứu “Tourism destination competitiveness - between two flags”, Tourism Review nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của 2 quốc gia Seriba và Slovenia. Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả 2 quốc gia này đều có cùng lợi thế về loại hình du lịch tự nhiên, văn hóa nhưng yếu về khả năng quản lý.

Công trình “Drivers of Destination competitiveness in Tourism: A global Investigation”, Journal of Travel Research, số 12/2015 của tác giả Cvelbar, Dwyer và Koman đã đề xuất thước đo về năng suất, tỉ lệ đóng góp GDP của du lịch nhằm kiểm tra khả năng cạnh tranh của điểm đến bằng cách phân tích các yếu tố cạnh tranh dựa trên tốc độ phát triển ngành du lịch của một nền kinh tế cụ thể. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố đặc thù của du lịch như cơ sở hạ tầng du lịch và quản lý điểm đến là những yếu tố cạnh tranh chính của các nước đang phát triển. Ngoài ra, yếu tố điều kiện kinh tế, môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh cũng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra cách tiếp cận mới trong việc xây dựng và vận hành mô hình cạnh tranh du lịch được dựa trên mô hình Dwyer và Kim.

Milicevic, Mihalic và Sever với công trình “An investigation of the relationship between destination branding and destination competitiveness”,

Journal of Travel & Tourism Marketing, số 2/2017 đề cập đến mối quan hệ giữa

thương hiệu điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến. Bằng cách sử dụng nhiều mô hình, trong đó có mô hình Dwyer và Kim (2003), bài viết đã đề xuất một bộ công cụ nghiên cứu dùng để đo lường sự hài lòng du khách nhằm xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch [114]. Điều này cho thấy việc xây dựng thương hiệu điểm đến có ảnh hưởng cùng chiều tới NLCT điểm đến.

“Destination competitiveness: A phenomenographic study”, Tạp chí Tourism

Management, số 64/2018 của nhóm tác giả Novais, Ruhanen, Arcodia. Công trình

này đã sử dụng mô hình Dwyer và Kim như một cách tiếp cận để nghiên cứu khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch. Cụ thể, bài viết cho thấy ba quan niệm khác biệt về năng lực cạnh tranh điểm đến có liên quan theo thứ bậc: (i) nhận thức về điểm đến, (ii) hiệu suất và (iii) năng lực cạnh tranh [118], đồng thời nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa tính cạnh tranh, sức hấp dẫn và tính chất năng động của đối thủ cạnh tranh là các yếu tố có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh điểm đến.

Mô hình Dywer và Kim được các các giả đề cập trong công trình “Buiding composite indicators in tourism studies: Measurements and Applicantions in tourism destination competitiveness”, Tạp chí Tourism Management, số 59/2017. Nghiên cứu sinh Saidi Wasi Jackson với đề tài luận án “Analysis and Application of Tourism competitive models to tourism destinations” (năm 2018) tại Đại học

UNICAF. Điểm chung của các công trình này là đánh giá các lý thuyết và mô hình về NLCT du lịch, đặc biệt là lý thuyết của Dwyer và Kim (2003) nhằm làm rõ khái niệm và ứng dụng tính cạnh tranh trong hoạt động du lịch cũng như xây dựng mô hình để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động du lịch của điểm đến.

Công trình “An Analysis of destination attributes to enhance tourism competitiveness in Bangladesh”, African Journal of Hospitality, Tourism and

Leisure, số 8/2019 của Hossain và Islam. Sử dụng mô hình Dywer và Kim các tác

giả đã đo lường khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch của Bangladesh bằng cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các điểm đến du lịch khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về khí hậu, khách sạn, vị trí địa lý và ẩm thực của Bangladesh có lợi thế hơn so với Ấn Độ, Malaysia, Nepal và Thái Lan, đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong quá trình xây dựng mô hình cạnh tranh điểm đến du lịch. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Bangladesh trong việc đưa ra định hướng phát triển và xác định ưu tiên để phân bổ các nguồn lực trong du lịch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 27 - 29)