Đảm bảo chất lượng môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 157 - 159)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2019 Chỉ tiêu

4.3.7. Đảm bảo chất lượng môi trường du lịch tại điểm đến du lịch Hải Dương

a) Mục đích: nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường du lịch trong phát

triển du lịch, đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ môi trường du lịch cho thực hiện mục tiêu nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương.

b) Giải pháp

Tăng cường cơ chế và giải pháp quản lý, giám sát hiệu quả đối với hoạt động du lịch tại các điểm tài nguyên để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn. Quan tâm giữ gìn và phát huy các lợi thế đặc trưng và nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, nhất là tài nguyên du lịch văn hóa (cảnh quan thiên nhiên, tính nguyên sơ…) trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong đó, khuyến khích hỗ trợ phát triển SPDL độc đáo, nâng cao chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, ứng dụng công nghệ đảm bảo môi trường du lịch…

Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là SPDL đặc thù, nổi trội, chất lượng cao với các yếu tố an toàn sức khỏe, vệ sinh, bảo hiểm du lịch…; chủ động nghiên cứu xây dựng và đưa ra thị trường các SPDL sinh thái, văn hoá có tính bền vững cao, khu nghỉ có các không gian mở, biệt lập… đáp ứng cho đối tượng du khách có thu nhập và mức chi tiêu cao, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, yêu cầu về chất lượng cuộc sống, du lịch, nghỉ ngơi, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch về quản lý, khai thác và quản lý chất lượng SPDL và các dịch vụ du lịch liên quan, chú trọng đối với SPDL đặc thù tại các điểm đến. Nói cách khác, cần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh mềm (độ thân thiện của điểm đến, chất lượng dịch vụ, an ninh,…).

cao nhận thức về môi trường nói chung, môi trường du lịch nói riêng cũng như tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý môi trường du lịch các cấp cũng như cho cộng đồng dân cư. Chú trọng phát triển “Du lịch xanh”, chuyển hóa thành hành động cụ thể trong hoạt động tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch, trong thẩm định các dự án đầu tư phát triển sản phẩm này ở các cấp. Khuyến khích sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đảm bảo hạn chế thay đổi môi trường cảnh quan trong xây dựng… Ứng dụng công nghệ “xanh” (bảo vệ và thân thiện với môi trường), công nghệ “thông minh” (hiện đại và tiện ích) tại các điểm đến du lịch, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dương.

- Bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng bảo đảm an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm một cách thường xuyên để bảo đảm trật tự an toàn xã hội bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách.

4.3.8.Chủ động liên kết phát triển du lịch với các địa phương phụ cận nhằm nâng cao NLC điểm đến Hải Dương

a) Mục đích: Phát huy có hiệu quả sự khác biệt của điểm đến du lịch Hải

Dương trong mối quan hệ với phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, nhất là với Hà Nội để thu hút du khách và nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Hải Dương.

b) Giải pháp:

Tập trung xây dựng và triển khai chiến lược phát triển du lịch với trọng tâm là liên kết phát triển “chuỗi giá trị (value chain) du lịch Hải Dương”. Đây là chuỗi các hoạt động chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra nhằm mục đích gia tăng gía trị cho hàng hoá (M. Porter, 1985) với các điểm đến ở vùng phụ cận. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể hành chính trong từng địa phương và giữa các địa phương với nhau. Có thể theo hướng sau:

Thứ nhất, liên kết về không gian. Cần có các chính sách mang tính “đột phá”

và thông qua những đề án cụ thể giữa Hải Dương với các đối tác liên kết, trước hết với các cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương và các địa phương vùng ĐBSH&DHĐB, đặc biệt với Hà Nội trong việc khảo sát điều tra, thiết kế chương trình du lịch, SPDL liên vùng và SPDL đặc thù của tỉnh Hải Dương để phát triển các tuyến, các tour du lịch mang tính vùng; mở các tuyến tàu khách, du thuyền tới Hải Dương để có thể phát triển SPDL theo tuyến đường sông. Đẩy mạnh liên kết xây dựng các chuỗi sản phẩm dịch vụ mang tính bổ trợ có chất lượng và phù hợp trong tổng thể điểm đến du lịch vùng ra cả nước, khu vực và quốc tế; hợp tác trong chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản lý du lịch.

Thứ hai, liên kết hợp tác phát triển các điểm đến du lịch. Hợp tác với các cơ

quan ban ngành của trung ương và các địa phương phụ cận trong quy hoạch thiết kế và xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tuyến/ điểm du lịch chung; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kết nối Hải Dương với các điểm đến du lịch tiềm năng ở vùng phụ cận để đảm bảo có được hệ thống SPDL phong phú và hấp dẫn; nâng cấp mở rộng mạng lưới đường bộ liên vùng, cầu, bãi đỗ xe và trạm nghỉ dừng chân, các đường tỉnh lộ kết nối TP. Hải Dương với các địa phương liên kết, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm để phát triển hệ thống SPDL, nhất là SPDL đặc thù vùng phù hợp. Điều chỉnh cách thức hoạt động, liên kết với hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng...

Đẩy nhanh cải cách thể chế, xây dựng nền tảng hạ tầng kết nối và nguồn nhân lực, liên kết hợp tác phát triển với các địa phương phụ cận trong vùng ĐBSH&DHĐB, nhất là với Hà Nội để có thể xây dựng được các SPDL đặc thù sớm đưa Hải Dương trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

4.4. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 157 - 159)