Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên các mô hình khác

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 29 - 35)

Công trình của học giả Poon (1993) [122] có nêu một số quy tắc đo lường khả năng cạnh tranh của điểm đến bao gồm: tính dẫn đầu, sự phân phối, môi trường, … Tuy nhiên, tác giả Bordas (1994) [86] lại cho rằng để đánh giá khả năng cạnh tranh của điểm đến chỉ phụ thuộc vào 3 yếu tố như: (i) khả năng chuyên môn; (ii) chi phí - giá thành và (iii) sự khác biệt. Ngoài ra, 5 yếu tố quyết định tính cạnh tranh gồm: (i) quản lý; (ii) tổ chức; (iii) thông tin; (iv) tính hấp dẫn và (v) hiệu quả được đề xuất trong công trình nghiên cứu của hai học giả Chon và Mayer (1995) [87]. Năm 1997, học giả Pearce đã tiếp cận năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch bằng cách sử dụng phương pháp Competitive Destination Analysis (CDA). Phương pháp này được dùng để đánh giá so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến trong một khuôn khổ cụ thể. Đồng thời, đánh giá tổng quan các điểm đến nhằm chỉ ra những điểm mạnh, yếu của từng điểm đến du lịch. Theo Dwyer và Kim (2003) [92], có 3 nhóm yếu tố có ảnh hưởng tới NLCT điểm đến du lịch bao gồm:

(i) khả năng về chiến lược và quản trị; (ii) tài nguyên sẵn có; và (iii) lợi thế cạnh tranh về giá.

Một trong những cách tiếp cận về NLCT điểm đến du lịch là cạnh tranh về giá cả. Đến nay, đã có một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này, có thể kể đến công trình nghiên cứu tiêu biểu của Dwyer, Forsyth và Rao (2002) [91] tiến hành đánh giá thực trạng cạnh tranh giá cả của một số điểm đến ở Úc thông qua việc so sánh các dịch vụ tại điểm đến và theo dõi sự biến động chỉ số của sự cạnh tranh giá quốc tế. Đồng thời nghiên cứu này cũng xác định được có hai loại giá cả: (i) chi phí đi lại, và (ii) chi phí mặt bằng.

Bên cạnh cách tiếp cận về giá thì cách tiếp cận về môi trường kinh doanh cũng được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng. Công trình nghiên cứu “Identifying competitive strategies for successful tourism destination development” của Evans và cộng sự (1995) [95] tập trung vào khía cạnh tổ chức quản lý điểm đến

- DMOs (Destination Management Organizations) nhằm phát hiện thế mạnh của điểm đến để từ đó xây dựng chiến lược phát triển. Một mô hình tích hợp đã được xây dựng trong nghiên cứu của Dwyer và Kim (2003) [92] bằng cách kết hợp các yếu tố của năng lực cạnh tranh điểm đến trong mô hình của Ritchie & Crouch với các yếu tố của năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp trong mô hình M. Porter. Thông qua đó, mô hình này đã đưa ra những yếu tố then chốt của NLCT bao gồm quản lý điểm đến, yếu tố hỗ trợ, tài nguyên thừa kế, tài nguyên tái tạo và điều kiện thực tế.

Công trình nghiên cứu “Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industry”, Journal of Travel Research, số 38/2000 của Hassan đi sâu phân tích bốn yếu tố quyết định NLCT trên thị trường bao gồm: xu hướng cầu, cấu trúc của ngành du lịch, lợi thế so sánh và cam kết môi trường. Trong đó, ngoài 2 yếu tố đầu, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của cầu và yếu tố môi trường [98]. Tác giả cho rằng khi trình độ nhận thức của con người được cải thiện và nâng cao thì mọi người thường có xu hướng đi du lịch ở những nơi thân thiện với thiên nhiên, có hoạt động phát triển du lịch bền vững, bảo vệ

môi trường cũng như bảo tồn các giá trị tự nhiên. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này chưa làm r các biến số đo lường bền vững của yếu tố thị trường và môi trường.

Một hướng tiếp cận khác trong việc đánh giá NLCT điểm đến du lịch được thể hiện trong tác phẩm “Integrated Quality Management for Tourist Destinations: A European Perspective on Achieving Competitiveness” của Go và Govers (2000). Bài viết thiết lập mô hình đánh giá NLCT dựa trên 7 tiêu chí: chất lượng dịch vụ, tiện ích, đi lại, hình ảnh điểm đến, khả năng thanh toán, khí hậu môi trường và khả năng thu hút. Tuy nhiên, điểm hạn chế của mô hình này là chỉ áp dụng được cho một loại hình du lịch nhất định [96].

Công trình “Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation” (2003) [138] của tác giả Vengesayi sử dụng cách tiếp cận so sánh mối tương quan giữa những điểm cần có của điểm đến với nhu cầu thiết yếu của du khách đang tìm kiếm tại điểm đến. Theo đó, đề xuất mô hình Tourist Destination Competitiveness and Attractiveness (TDCA) nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên 4 yếu tố: (i) môi trường; (ii) tài nguyên; (iii) truyền thông, quảng bá; (iv) các dịch vụ hỗ trợ.

Công trình nghiên cứu “Tourism Destination Competitiveness: a Quantitative Approach”, Tạp chí Current Issues in Tourism, số 6/ 2004 của Enright và Newton. Các tác giả đã xây dựng mô hình NLCT điểm đến toàn diện hơn thông qua việc kết hợp nhân tố thu hút của điểm đến du lịch với những nhân tố có nét tương đồng của ngành du lịch. Vì vậy, mô hình này đã thể hiện rõ nét vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa các nhân tố bên ngoài và bên trong của điểm đến du lịch trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh du lịch.

Học giả Enright và Newton (2004) [93] cho rằng bằng cách mở rộng phạm vi đánh giá tính cạnh tranh của điểm đến nhằm mục đích bao hàm các thuộc tính chung về môi trường kinh doanh. Cụ thể là một điểm đến được xem là có tính cạnh tranh nếu điểm đến đấy có khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Sugiyarto và Gooroochurn (2005) với công trình nghiên cứu Competitiveness

Indicators in the Travel and Tourism Industry [97] đã sử dụng mô hình và dữ liệu

của WTTC để thực hiện đánh giá NLCT điểm đến. Các tác giả đã kết hợp các nhân tố chính (phát triển xã hội; tác động kinh tế - xã hội; cơ sở hạ tầng; nguồn nhân lực; công nghệ; môi trường; giá cả và sự cởi mở) với tiêu chí của WTTC nhằm đánh giá NLCT một cách chính xác và hiệu quả.

Đồng tác giả Jones và Haven Tang với nghiên cứu “Tourism SMEs, Service

Quality and Destination Competitiveness” (2005), nội dung tập trung đánh giá

NLCT điểm đến du lịch thông qua doanh thu và chất lượng của hoạt động du lịch. Mô hình của Enright và Newton trong công trình “Determinants of Tourism Destination Competitiveness in Asia Pacific: Comprehensiveness and University”,

Journal of Travel Research, số 43/2005 đã chứng minh được lý thuyết về năng lực

cạnh tranh dựa vào việc khảo sát khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể là tác giả tập trung phân tích các yếu tố tác động đến kinh doanh du lịch và lợi thế du lịch của khu vực này. Kết quả phân tích cho thấy cả nhân tố liên quan đến kinh doanh và lợi thế du lịch đều tác động đến khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch. Ngoài ra, mô hình này nhấn mạnh sự đa dạng hóa trong sản phẩm du lịch cũng như phân khúc thị trường mục tiêu đều là những nhân tố quan trọng hàng đầu.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) (2007) đã xây dựng mô hình đánh giá chỉ số NLCT của các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa vào 3 nhóm nhân tố chính cũng là những chỉ số dùng để so sánh NLCT du lịch của các quốc gia khác nhau, bao gồm: i) Quy chế (quản lý môi trường; chính sách; ưu đãi; giá cả vệ sinh, an toàn); ii) Môi trường kinh doanh (cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng mặt đất, cơ sở hạ tầng hàng không); iii) Nguồn lực tự nhiên, con người (nhận thức du lịch; nguồn nhân lực; nguồn tự nhiên văn hóa) [141].

Năm 2007, sau ba năm sử dụng 8 chỉ số đánh giá NLCT điểm đến du lịch của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) của 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới năm 2004 [142] đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, WTTC và WEF đã xây dựng lại các chỉ số đánh giá NLCT điểm đến mới, đồng thời, WEF

công bố công trình nghiên cứu NLCT về lữ hành và du lịch của 124 quốc gia với 13 bộ chỉ số chính, và trên 70 chỉ số cụ thể để đánh giá NLCT điểm đến, theo đó các báo cáo này được công bố hàng năm. Báo cáo xếp hạng của WEF về NLCT điểm đến của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo các nhóm tiêu chí cho từng chỉ số đo lường thông qua các số liệu do các tổ chức quốc tế và do các chuyên gia của WEF tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp. Các bộ chỉ số này bao gồm: (i) Luật pháp, chính sách về du lịch gồm 5 chỉ số: (Quy định luật pháp và chính sách; Quy định về môi trường; An toàn và an ninh; Y tế và vệ sinh; Ưu tiên phát triển du lịch);

(ii) Kết cấu hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch gồm 5 chỉ số: (kết cấu hạ tầng giao thông đường không; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng du lịch; kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; NLCT về giá); (iii) Nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực gồm 3 chỉ số: (nguồn nhân lực, chỉ số nhận thức quốc gia về du lịch, nguồn lực tự nhiên và văn hóa).

Bộ chỉ số đánh giá NLCT du lịch của Uỷ ban du lịch thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (tháng 4 năm 2013), trên cơ sở tham vấn 30 chuyên gia thành viên của 30 quốc gia [119]. Mục tiêu của OECD là xác định nhóm các chỉ số hữu ích và có ý nghĩa giúp cho các Chính phủ đánh giá và đo lường NLCT du lịch của quốc gia và vùng lãnh thổ đó theo thời gian và hướng dẫn họ lựa chọn các chính sách phù hợp. Khung đo NLCT du lịch gồm 3 nhóm chỉ số: (i) nhóm chỉ số cốt lõi, (ii) nhóm chỉ số bổ sung và (iii) nhóm chỉ số phát triển trong tương lai. Các nhóm chỉ số này được chia làm 4 lĩnh vực: (i) đo lường hiệu quả và các tác động của du lịch; (ii) đánh giá khả năng của một điểm đến trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch mang tính cạnh tranh và đảm bảo chất lượng; (iii) đánh giá sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch; (iv) thể hiện các cơ hội kinh tế và sự phối hợp của các chính sách [120]. Tuy nhiên, bộ tiêu chí này thiếu một số yếu tố chính để có thể sử dụng đo lường, theo dõi và đánh giá NLCT điểm đến. Mặt khác, do có đến 79 chỉ số nên khó có thể vận dụng tất cả các chỉ số riêng cho từng điểm đến du lịch cụ thể.

Theo Jennifer Blanke và Thea Chiesa (2014) [85], Bộ chỉ số NLCT du lịch và lữ hành TTCI (The Travel and Tourism Competitiveness Index) nhằm mục đích

đo lường các yếu tố chính để phát triển ngành du lịch và lữ hành ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Chỉ số được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ với một số đối tác như Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Liên minh quốc tế Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (IUCN), Hội đồng du lịch và lữ hành (WTTC),… TTCI được tích hợp thành 3 nhóm chính: Nhóm A) Khuôn khổ pháp lý du lịch và lữ hành bao gồm các yếu tố chính sách liên quan dưới sự giám sát của Chính phủ; Nhóm B) Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng du lịch và lữ hành bao gồm các yếu tố cứng thuộc môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ;

Nhóm C) Nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá và nhân lực bao gồm

các yếu tố mềm thuộc con người, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá của mỗi quốc gia. [139]. Đây là bộ tiêu chí được đánh giá là dễ vận dụng vào thực tế nhưng cũng có ý kiến cho rằng bộ tiêu chí này còn thiếu nhiều biến và một số biến trùng với bộ tiêu chí đánh giá NLCT toàn cầu GCI.

Công trình “Development of Tourism Destinations: An Integrated Multilevel Perspective”, Tạp chí Annals of Tourism Research, số 38/2011 của nhóm tác giả Haugland, Ness, Gronseth và Aarstad đã thể hiện được quan điểm về vai trò của công tác điều phối, kết hợp các đơn vị du lịch lữ hành. Công trình này đã cho người đọc thấy được sự thiếu sót trong việc đánh giá tổng thể chất lượng của một vùng du lịch đơn lẻ, cần phải có sự kết hợp của nhiều đơn vị du lịch lữ hành thì mới có thể tiến hành đánh giá tổng thể. Nhóm tác giả này cho rằng muốn đánh giá được chất lượng thì cần phải có đủ 3 yếu tố chính: (i) lợi thế du lịch của vùng, (ii) sự kết hợp trong nội bộ vùng và (iii) sự điều phối liên vùng. Ngoài ra, Haugland và cộng sự cũng chứng minh rằng việc thiết lập sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch lữ hành có tác dụng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh của vùng du lịch.

Cracolici và Rietveld với công trình “The attractiveness and competitiveness by analysing destination efficiency: A study of Southern Italian regions”, Tourism Management, số 30/2008, với nội dung nghiên cứu thực nghiệm năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 29 - 35)