Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 99 - 102)

4 Chỉ số mềm là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, độ an toàn,…

3.2.2. Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương

Xác định vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, Hải Dương đã quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Luật Du lịch 2017 được Quốc hội (khoá XIV) thông qua - điểm mới của Luật này là coi khách du lịch là trọng tâm trong mọi hoạt động du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, coi trọng trình độ và trách nhiệm của hướng dẫn viên du lịch; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị (khoá XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó, nhấn mạnh: “Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp… có thương hiệu và khả năng cạnh tranh

cao”... Nghị quyết số 103/2017/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động

thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII; “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011) nhấn mạnh “Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh” [58], và Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSH&DHĐB đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” [59]… Các quan điểm đề cập trong các văn bản nói trên thể hiện rõ luận điểm kinh tế về cạnh tranh đó là: “Cạnh tranh là khác biệt và chất lượng” (M. Porter, 2008).

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc CMCN 4.0 trên phạm vi toàn thế giới, xu hướng số hoá nền kinh tế giúp thay đổi tư duy trong hoạch định chính sách phát triển du lịch. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản kịp thời tạo hành lang pháp lý cho ứng

dụng thành tựu của khoa học và công nghệ vào hoạt động du lịch (Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị); Điều 4 khoản 5 Luật Du lịch (2017) khẳng định: “Nhà nước có chính sách trong việc khuyến khích hỗ trợ các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý phát triển du lịch”; Nghị định số 07/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 124/2017/NQ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử (e-visa) cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam...

Như vậy, có thể thấy chất lượng tăng trưởng du lịch là yếu tố nền tảng góp phần nâng cao NLCT điểm đến, thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, nhận thức của cấp uỷ, lãnh đạo các cấp và người dân Hải Dương về du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước cải thiện thể chế để thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch, tăng cường năng lực QLNN về du lịch; nghiên cứu xây dựng và ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch trên địa bàn phù hợp với từng giai đoạn. Có thể kể ra một số văn bản như:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV (2006 - 2010) xác định: "Từng bước phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế dịch vụ của tỉnh, theo hướng du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch du khảo làng quê và làng nghề truyền thống; gắn liền việc quản lý, khai thác du lịch với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững" [16]. Tiếp tục Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV và XVI (2011-2015 và 2015-2020) đề cập đến định hướng, nhiệm vụ phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế địa phương; Quyết định số 2529/QĐ-UB ngày 19/09/2016 của UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016- 2020; Chương trình hành động số 55-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, một số đề án, quy hoạch đã được ban hành, chẳng hạn như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể

phát triển khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Quyết định số 3687/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch sinh thái Sông Hương, huyện Thanh Hà tỉ lệ 1/1000; Đề án phát triển của các ngành, lĩnh vực liên quan và các địa phương trong tỉnh cũng như công tác quy hoạch, kể cả quy hoạch chi tiết cho một số khu/điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt như: Quy hoạch chi tiết khu du lịch An Phụ - Kính Chủ (Kinh Môn); Quy hoạch chi tiết khu du lịch Đảo Cò (Thanh Miện); xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Đảo Cò (xã Chi Lăng Nam huyện Thanh Miện); Quy hoạch phát triển du lịch sông Hương (Thanh Hà) và nghiên cứu xây dựng mô hình SPDL đặc thù tỉnh Hải Dương…

Quản lý Nhà nước trên địa bàn về du lịch bước đầu đạt được những kết quả nhất định, tổ chức triển khai thực hiện Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch tới cán bộ, công nhân viên chức và doanh nghiệp du lịch. Phối hợp với các ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch đến các đối tượng có tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch, đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa phục vụ cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển ngành du lịch. Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn, tuyên truyền chế độ chính sách mới của Nhà nước liên quan tới hoạt động du lịch. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra, phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch...

Dựa trên nền tảng của công nghệ và truyền thông, sự kết nối và tương tác giữa du khách với doanh nghiệp du lịch thông qua triển khai ứng dụng công nghệ sử dụng các phần mềm như website, facebook, zalo, mạng xã hội… vào hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hải Dương như: đặt phòng, quảng bá thông tin về điểm đến du lịch đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Điều này đã có tác động tích cực, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho du

khách được lựa chọn dịch vụ theo yêu cầu.

Công tác nghiên cứu khoa học được chú trọng nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý và kinh doanh, để xây dựng tour du lịch trên cơ sở kết nối các điểm du lịch theo các đặc trưng riêng trên từng địa bàn, Hải Dương đã đầu tư nghiên cứu so sánh về điểm du lịch “hạt nhân” giữa Hải Dương và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Bình, trong đó lựa chọn điểm du lịch “hạt nhân” - nơi được coi là đặc trưng nhất, điểm nhấn trong tour du lịch. Theo đó, Côn Sơn - Kiếp Bạc có nhiều lợi thế so sánh hơn so với các điểm du lịch “hạt nhân” của các tỉnh lân cận vùng ĐBSH&DHĐB bởi các đặc điểm nổi trội của nó. Đây được xem là “điểm nóng” thu hút du khách từ Hà Nội và các địa phương phụ cận, đặc biệt là vào thời gian lễ hội và các dịp nghỉ lễ.

Kết quả ý kiến của các chuyên gia qua khảo sát cho thấy, điểm đánh giá đối với tiêu chí “Chính sách phát triển du lịch” như sau: yếu tố Phát triển SP và xúc tiến quảng bá du lịch có mức điểm cao nhất (3,2 điểm), và Ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch có mức điểm thấp nhất (2,2 điểm) (xin xem bảng 3.5).

Như vậy, có thể nói các chính sách phát triển du lịch của Hải Dương về cơ bản là phù hợp đã góp phần quan trọng vào phát triển du lịch thông qua việc định hướng, cung cấp giá cả của các yếu tố đầu vào; tác động tới giá SPDL; đến số lượng du khách cũng như thay đổi tổ chức và năng lực của nguồn nhân lực du lịch; chuyển giao công nghệ du lịch... trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác QLNN của các cấp của Hải Dương trong triển khai chính sách phát triển du lịch còn nhiều bất cập. Quy hoạch một số khu du lịch còn chậm được nghiên cứu, xây dựng. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong khâu thẩm định dự án đầu tư, nên một số dự án gây lãng phí, ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh... Tình trạng thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w