Nhóm các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 67 - 69)

4 Chỉ số mềm là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, độ an toàn,…

2.3.1. Nhóm các yếu tố bên ngoà

- Xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt và những biến động khó lường hiện nay của tình hình quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển du lịch, điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN), ngành du lịch cần phải thực sự đổi mới để đón nhận cơ hội và vượt qua thách thức. Hòa bình và hợp tác thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ. Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam gia tăng tiếp cận các nguồn lực bên ngoài khi Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện với khu vực và thế giới, qua đó tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án cụ thể và các cam kết mở cửa tự do hóa thương mại trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng (GMS), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)... tạo điều

kiện cho du lịch phát triển. Sự ổn định chính trị, chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào phát triển kinh tế cũng như vào hoạt động du lịch. Biến đổi khí hậu, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, bao gồm cạnh tranh điểm đến du lịch.

- Khoa học và công nghệ phát triển. Tốc độ phát triển không ngừng của khoa

học và nghệ, nhất là cuộc CMCN 4.0 diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Xu hướng xanh hoá và số hoá nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Số hoá nền kinh tế giúp thay đổi tư duy trong hoạch định chính sách và vận hành doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi thế so sánh của ngành và doanh nghiệp; thúc đẩy áp dụng, phổ biến công nghệ và đổi mới sáng tạo; tạo ra các cơ hội và mô hình kinh doanh mới; phát triển các ngành dịch vụ và thương mại, dịch vụ xuyên biên giới. Đặc biệt hoạt động của du lịch dựa trên nền tảng của công nghệ và truyền thông, giúp cho sự kết nối và tương tác giữa du khách với doanh nghiệp du lịch đã xuất hiện một số loại hình du lịch mới. Vì thế, đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của từng quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương.

- Yếu tố chính trị và luật pháp. Yếu tố về thể chế, chính sách giữ vai trò thúc

đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển du lịch của một quốc gia, vùng và địa phương. Vai trò của chính sách được thể hiện như: Định hướng và điều tiết hoạt động của các điểm đến du lịch; tạo môi trường sản xuất kinh doanh du lịch thuận lợi... Tính đúng đắn, kịp thời, đồng bộ của các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan tạo nền tảng pháp lý đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Ngoài ra, chính sách huy động, đầu tư hợp lý cũng như quy hoạch xây dựng, phù hợp với bối cảnh mới để phát huy các nguồn lực vật chất có sẵn, tạo sự khác biệt trên cơ sở tổ chức đánh giá và phân tích một cách chính xác điểm mạnh, điểm yếu đối với nguồn lực của các đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch và trên thị trường.

- Môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Môi trường chính trị ổn định,

điểm du lịch hấp dẫn…, sẽ ngày càng thu hút du khách quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng. Môi trường kinh tế của mỗi quốc gia có ảnh hưởng lớn đến một điểm đến du lịch cụ thể. Nếu các chỉ số kinh tế tăng trưởng, đời sống, thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng… ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cũng như nâng cao NLCT điểm đến. Nhóm yếu tố xã hội bao gồm tỷ tệ gia tăng dân số, cơ cấu dân cư, phong tục tập quán, giá trị văn hóa,… giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên thị trường sản phẩm, dịch vụ du lịch và các yếu tố sản xuất. Mặc dù là yếu tố quan trọng nhưng có tính biến đổi thấp nên thường không được đề cấp đến mỗi khi đề xuất chiến lược phát triển du lịch của từng điểm đến.

Như vậy, nhóm yếu tố bên ngoài khá đa dạng tác động tới tâm lý của du khách trong việc lựa chọn điểm đến không thể kiểm soát được như đối thủ cạnh tranh, suy thoái kinh tế, sự can thiệp của chính phủ, an ninh - chính trị… Mặt khác, các yếu tố xã hội, chính trị, pháp luật, công nghệ, môi trường, thể chế kinh tế,… cũng như các yếu tố thu nhập, giới tính, khả năng chi tiêu, tuổi tác, trình độ văn hóa, tôn giáo,… của du khách có ảnh hưởng tới khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương. (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w